Trẻ nhỏ bị phát ban sau sốt : Có nguy hiểm không?

Thứ ba, 16/07/2024 | 09:41

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ, đặc biệt từ 6 tháng đến 3 tuổi, là hiện tượng phổ biến do hệ miễn dịch yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Vậy phát ban sau sốt có nguy hiểm không và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

01721098212.jpeg
Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ là hiện tượng phổ biến

Tìm hiểu về tình trạng phát ban sau sốt

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, sốt phan ban là tình trạng da của trẻ thay đổi bất thường, thể hiện qua màu sắc hoặc kết cấu của da. Trẻ thường sẽ bị sốt phan ban ít nhất một lần, có thể nhiều lần tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp sốt phan ban ở trẻ đều do virus lành tính gây ra. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, các triệu chứng của sốt phát ban ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương lâu dài và để lại sẹo. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt phan ban, bố mẹ nên đưa trẻ đi điều trị sớm.

Phát ban ở trẻ nhỏ là do nguyên nhân nào?

Khi trẻ bị sốt nhẹ từ 37,5 độ đến 38 độ hoặc sốt cao, thường sẽ phát ban sau đó. Thời gian ủ bệnh thường là khoảng 1 tuần. Khi cơn sốt giảm, những nốt phát ban bắt đầu xuất hiện. Mức độ nguy hiểm của phát ban phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, có thể kể đến như:

Bệnh ban đào

Do virus gây ra, thường xuất hiện sau khi trẻ sốt cao đột ngột từ 38,8 - 40,5 độ, kéo dài 3 - 7 ngày. Trẻ có thể có triệu chứng như ăn không ngon, ho, tiêu chảy, sưng mắt, buồn ngủ. Ban xuất hiện trên vùng bụng, lưng và ngực, khó chẩn đoán chính xác cho đến khi cơn sốt giảm hẳn. Vết ban nhỏ màu hồng, không đau, không ngứa và sẽ nhạt dần sau 1 - 2 ngày.

Bệnh tay chân miệng

Phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, khởi phát bằng chán ăn, đau họng và sốt. Sau vài ngày, trẻ có thể xuất hiện vết loét quanh miệng và ban ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh thường kéo dài trong 1 tuần và có thể lan sang các vùng khác như chi, mông và bộ phận sinh dục.

11721098212.jpeg
Phát ban ở trẻ có thể là do bệnh tay chân miệng

Bệnh sởi

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, khởi phát bằng sốt, sau đó xuất hiện ban sau tai rồi lan ra toàn thân. Ban xuất hiện trên mặt da và có thể để lại vết thâm "vằn da hổ". Trẻ có thể gặp chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và viêm não.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Xuất hiện cảm lạnh và sốt nhẹ, sau 7 - 10 ngày má ửng đỏ như bị tát. Ban có thể lan ra tay, chân và các bộ phận khác. Bệnh thường tự biến mất mà không để lại vấn đề sức khỏe, nhưng cần khám bác sĩ nếu trẻ bị thiếu máu hoặc dấu hiệu nghiêm trọng.

Chăm sóc trẻ phát ban sau sốt

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ thường không nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo trên cơ thể trẻ.

Chăm sóc trẻ phát ban sau sốt

Nếu trẻ cảm thấy khó chịu vì cơn sốt mới giảm hoặc vì những vết phát ban, có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Khi sử dụng, cần lưu ý:

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.
  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn trên vỏ hộp.
  • Đúng liều lượng theo tuổi và cân nặng của bé.

Ngoài ra, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước và bổ sung điện giải. Có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây hoặc sữa.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao trên 39,5 độ, phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày hoặc kéo dài hơn 7 ngày, mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Nếu bé từng tiếp xúc với người phát ban sau sốt, cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Phát ban sau sốt ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như chậm nói, chậm vận động, còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, và chậm mọc răng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: phát ban sau sốt
Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các loại “kháng sinh tự nhiên” giúp chữa lành bệnh phổi

Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hoa thiên lý: Thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Cảnh báo sức khỏe khi dùng thuốc dạng viên sủi sai cách

Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Đăng ký trực tuyến