Trẻ bị sốt virus thường sốt cao đột ngột, lên tới 39-40 độ C, kéo dài 5-7 ngày kèm theo nhiều triệu chứng khác. Sốt virus ở trẻ có nguy hiểm không và phụ huynh nên chăm sóc trẻ ra sao để giúp trẻ mau khỏi và giảm biến chứng?
Trẻ bị sốt virus thường sốt cao đột ngột, lên tới 39-40 độ C, kéo dài 5-7 ngày kèm theo nhiều triệu chứng khác. Sốt virus ở trẻ có nguy hiểm không và phụ huynh nên chăm sóc trẻ ra sao để giúp trẻ mau khỏi và giảm biến chứng?
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, sốt virus ở trẻ, còn gọi là sốt siêu vi, rất phổ biến và có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt tăng nhanh vào thời điểm giao mùa. Bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày nhưng cũng có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày trong một số trường hợp.
Có nhiều loại virus khác nhau và mỗi loại lại có nhiều chủng. Virus không thể điều trị bằng kháng sinh như vi khuẩn; việc điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng để hệ miễn dịch tự đào thải virus. Một số thuốc kháng virus có sẵn nhưng không nên dùng tùy tiện; phần lớn các trường hợp sốt virus ở trẻ do virus lành tính gây ra và không cần dùng thuốc kháng virus nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Hầu hết trẻ bị sốt virus không nguy hiểm, nhưng sốt cao có thể gây co giật và biến chứng như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm cơ tim. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu có triệu chứng nặng.
Sau cơn sốt, trẻ thường phát ban đỏ, bắt đầu từ vùng đầu và lan xuống cổ, ngực, lưng và bụng. Ban đỏ thường tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc do ban, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng histamin.
Sốt virus ở trẻ thường do một số virus đường hô hấp và đường tiêu hóa gây ra, bao gồm Entero virus, sởi, Rubella,…
Nguyên nhân gây bệnh:
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, khi trẻ bị sốt virus, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:
Đo nhiệt độ cơ thể: Dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của trẻ.
Dùng thuốc hạ sốt: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt như Paracetamol (liều từ 10–15 mg/kg cân nặng/lần). Mỗi lần uống thuốc cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng, không quá 6 lần một ngày. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và dùng khăn ấm lau vùng trán, nách và bẹn để giảm thân nhiệt.
Xử lý khi sốt cao hoặc co giật: Nếu trẻ sốt trên 39,5 độ C hoặc có tiền sử co giật, có thể dùng thuốc đặt hậu môn hạ sốt và lau mát bằng nước ấm trong 30 phút. Nếu trẻ bị co giật, giữ trẻ nằm an toàn, kê đầu nghiêng trên gối mềm và theo dõi các dấu hiệu nặng để đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Bù nước và điện giải: Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú nhiều hơn. Với trẻ lớn, cho uống nhiều nước và dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày (mỗi bên mũi 2-4 giọt).
Chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ ăn cháo, súp và thức ăn mềm, lỏng. Chia thành nhiều bữa nhỏ. Nếu trẻ không bị tiêu chảy, có thể cho uống thêm nước hoa quả.
Đưa trẻ đi khám sớm nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
Để phòng ngừa sốt virus, cha mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống, và tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur