Cẩm nang sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn, hiệu quả

Thứ bảy, 12/04/2025 | 10:17

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn và có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy cha mẹ nên xử lý thế nào và có nên tự ý dùng thuốc hạ sốt tại nhà không?

01744428136.jpeg
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Nguyên nhân trẻ thường bị sốt

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, xác định nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là bước quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo các chuyên gia Nhi khoa, tình trạng sốt ở trẻ thường xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Trẻ mắc các bệnh lý như cảm lạnh, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, viêm ruột,… đều có thể gây sốt.
  • Sốt cũng là phản ứng của cơ thể trước tình trạng nhiễm trùng như viêm tai, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn vào cơ thể cũng là nguyên nhân khiến trẻ sốt.
  • Sốt do mọc răng – tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ.
  • Phản ứng sốt sau khi tiêm vắc xin.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây sốt và có nên dùng thuốc hạ sốt hay không, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị an toàn, hiệu quả.

Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ phổ biến

Thuốc hạ sốt cho trẻ em có nhiều loại và được chia thành hai dạng chính là dạng uống và dạng đặt hậu môn. Dưới đây là thông tin tham khảo, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc mà cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể:

Thuốc hạ sốt dạng uống

Thông thường sử dụng hoạt chất Paracetamol, có mặt trong các biệt dược như Hapacol, Efferalgan, Tylenol, Panadol... Ngoài ra, một số thuốc chứa hoạt chất Ibuprofen như Brufen, Gofen cũng được sử dụng. Các dạng thuốc uống phổ biến gồm:

  • Siro: Dễ uống nhờ vị ngọt và dạng lỏng, phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bảo quản khó khăn hơn các dạng khác.
  • Gói bột: Cần pha thành dung dịch trước khi uống. Dễ uống, dễ hấp thu với trẻ nhỏ.
  • Viên nén/viên nang: Bảo quản thuận tiện nhưng khó nuốt, thường dùng cho trẻ lớn.

Thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn

Chứa hoạt chất Paracetamol, được chỉ định cho trẻ nôn nhiều, không thể uống thuốc, hôn mê hoặc tắc ruột. Dù tiện lợi trong một số trường hợp, nhưng dạng này cũng có nhược điểm như phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và khả năng hấp thu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tá dược, hoạt chất,...

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn, hạn chế tác dụng phụ

11744428136.jpeg
Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, theo khuyến cáo của bác sĩ, thuốc hạ sốt có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn, phụ huynh cần lưu ý các điểm sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ từ 38,5°C trở lên.
  • Trẻ nhỏ nên được ưu tiên dùng thuốc dạng siro hoặc bột pha uống, vì dễ sử dụng và giúp hạ sốt hiệu quả hơn.
  • Tuân thủ đúng liều lượng Paracetamol, thông thường từ 10–15mg/kg/lần, và không vượt quá 60mg/kg/ngày.
  • Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc: Đối với trẻ sơ sinh là 6–8 giờ/lần, còn trẻ lớn là 4–6 giờ/lần.
  • Không sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt để tránh quá liều.
  • Không dùng Aspirin cho trẻ em, trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ, vì loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Phương pháp giúp trẻ hạ sốt nhanh

Khi trẻ bị sốt, việc đưa trẻ đi thăm khám để nhận được hướng dẫn điều trị từ bác sĩ là điều rất quan trọng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kết hợp thêm một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp bé hạ sốt nhanh hơn:

Tăng cường bú mẹ hoặc bổ sung nước cho trẻ

Sốt khiến cơ thể trẻ dễ mất nước, vì vậy cần bổ sung lượng nước đầy đủ. Với trẻ sơ sinh chưa thể uống nước, mẹ nên tăng số lần bú trong ngày. Trẻ lớn hơn có thể uống nước lọc, sữa, nước ép trái cây, dung dịch bù điện giải hoặc ăn các món lỏng như cháo, súp để bổ sung nước và dưỡng chất.

Chườm và lau người bằng nước ấm

Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau toàn thân hoặc chườm vào các vị trí như trán, nách, bẹn giúp hạ sốt hiệu quả. Nước ấm giúp mạch máu giãn nở, hỗ trợ tỏa nhiệt và làm giảm thân nhiệt cho trẻ.

Mặc đồ mỏng, thoáng mát

Dù trẻ có thể cảm thấy ớn lạnh khi sốt, phụ huynh không nên mặc nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn dày. Hãy cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ tốt hơn và hỗ trợ quá trình hạ sốt.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc hạ sốt
Lợi ích của Hoa Đăng Tiêu đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa Đăng Tiêu đối với sức khoẻ

Hoa Đăng Tiêu không chỉ được trồng làm cảnh có hoa màu vàng cam đẹp mà còn là vị thuốc quý trong đông y chữa nhiều bệnh như kinh nguyệt không đều, vô kinh, bế kinh, viêm dạ dày, viêm ruột cấp, ly, mụn trứng cá,…
VAI TRÒ SINH LÝ VÀ ỨNG DỤNG CỦA VITAMIN B9 TRONG DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

VAI TRÒ SINH LÝ VÀ ỨNG DỤNG CỦA VITAMIN B9 TRONG DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

Vitamin B9 tuy nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng lớn đối với sức khỏe. Một chế độ ăn cân đối, đầy đủ rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu folate sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hệ thần kinh, máu và sức khỏe tổng thể.
LỢI ÍCH ĐẾN TỪ VẢI THIỀU

LỢI ÍCH ĐẾN TỪ VẢI THIỀU

Vải thiều không chỉ là một loại trái cây có nhiệt đới ngọt ngào và ngon ngọt. Vải thiều đã cung cấp cho ta nguồn cung cấp chất dinh dưỡng với lợi ích của vải thiều rất tốt cho sức khỏe.
Cẩm nang sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn, hiệu quả

Cẩm nang sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn, hiệu quả

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn và có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy cha mẹ nên xử lý thế nào và có nên tự ý dùng thuốc hạ sốt tại nhà không?
Đăng ký trực tuyến