Carflem: Công dụng, cách sử dụng và những điều cần nhớ

Thứ năm, 06/07/2023 | 10:39

Carflem là một loại thuốc làm loãng đàm và chất nhầy, hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Thuốc có thành phần, công dụng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

01688615052.jpeg

Carflem là một thuốc long đàm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp

Hoạt chất trong Carflem: Carbocistein.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Rhinathiol, Vacocistin, Cynamus, Anpemux,…

Carflem là thuốc gì?

Các Dược sĩ Nhà thuốc trên địa bàn TPHCM cho biết, Carflem là thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco. Thuốc được sử dụng để giảm tiết chất nhầy đường hô hấp, giúp thải đàm tốt hơn bằng cách ho.

Hiện tại, Carflem được điều chế dưới dạng viên nang cứng, mỗi hộp gồm 3 vỉ x 10 viên.

Thành phần

Trong mỗi viên nang chứa:

  • Carbocistein: 375 mg.
  • Tá dược vừa đủ: lactulose, colloidal silicon dioxyd, magnesi stearat.

Công dụng của thành phần

Carbocistein có tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt các cầu nối disulfures liên kết các chuỗi peptide của mucin, một yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết. Nhờ tính chất này, carbocistein làm giảm độ quánh và giảm lượng chất nhầy, giúp tống xuất dễ dàng hơn bằng cách ho. Lợi ích này giúp đường thở thông thoáng, hít thở tự do hơn.

Carbocistein còn an toàn và hiệu quả trên bệnh nhân hen suyễn vì thuốc không gây kích ứng đường hô hấp. Thuốc có thể được chỉ định nhằm làm giảm các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do làm giảm lượng vi khuẩn trong đường thở của những bệnh nhân này, khi mà nhiễm trùng đường hô hấp có liên quan đến 70% các đợt cấp COPD.

Tác dụng của Carflem

Carflem được dùng khi có các bệnh cấp tính và mạn tính đường hô hấp trên và dưới trong trường hợp có kèm tiết đàm nhầy, khó khạc như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, khí phế thủng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cách dùng và liều dùng Carflem

Cách dùng: thuốc được dùng đường uống, nên uống cách xa bữa ăn.

Liều dùng cho người lớn: mỗi lần uống 2 viên, 3 lần/ngày.1 Lưu ý: Liều như trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng người bệnh riêng biệt. Để có liều sử dụng phù hợp và hiệu quả, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Hiện tại, Carflem không có mức liều lượng phù hợp cho độ tuổi trẻ em. Do đó, nếu muốn cho trẻ dùng thuốc này, phụ huynh phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Carflem giá bao nhiêu?

Carflem hiện trên thị trường được bán giá khoảng 38.000 VNĐ/hộp gồm 3 vỉ x 10 viên. Lưu ý rằng đây chỉ là giá tham khảo, giá của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ sở bán và nhà phân phối thuốc.

Tác dụng phụ của Carflem

11688615052.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc

Theo Thầy Lý Thanh Long – Dược sĩ CK1, hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, các tác dụng phụ có thể xảy ra như đau bụng, khó chịu dạ dày, nổi ban da.

Các tác dụng phụ hiếm gặp như: tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, biểu hiện bằng đi phân có máu hoặc phân đen, phản ứng quá mẫn.

Cần phải ngừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện những tác dụng phụ.

Tương tác thuốc

Không dùng đồng thời với các thuốc chứa carbocistein khác để tránh vượt quá liều khuyến cáo.

Không dùng kèm với các thuốc giảm đau không steroid, steroid và các thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel, ticagrelor,…) do làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa và loét dạ dày, tá tràng.

Đối tượng chống chỉ định dùng Carflem

Chống chỉ định dùng thuốc với người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có dùng được không?

Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt trên phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc chỉ nên sử dụng trên những đối tượng này khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đối tượng thận trọng khi dùng Carflem

Nên thận trọng ở người có tiền sử của bệnh loét dạ dày và tá tràng, có bệnh lý cần điều trị thuốc kháng viêm, thuốc kháng tiểu cầu làm tăng nguy cơ viêm loét và chảy máu đường tiêu hóa.

Xử lý khi quá liều Carflem

Khi sử dụng Carflem quá liều có thể dẫn tới những rối loạn về tiêu hóa và da. Nếu vô ý quá liều và gặp các tác dụng phụ, người dùng hãy ngưng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trường hợp quên liều

Uống ngay liều bị quên ngay sau khi nhớ ra. Nếu liều bị quên gần với liều kế tiếp, bỏ qua liều đấy và dùng thuốc như lịch trình bình thường. Không được gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Lưu ý gì khi sử dụng

Đây là một thuốc làm loãng chất nhầy và đàm, không phải thuốc giảm ho. Người dùng thuốc nên được khuyến khích ho (nếu có chống chỉ định) để tống đàm nhầy ra ngoài.

Tuy thuộc nhóm thuốc không kê toa, nhưng người dùng cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng Carflem. Điều này để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình dùng thuốc.

Tìm hiểu kỹ thông tin thuốc và xem hạn sử dụng trước khi uống.

Cách bảo quản

  • Bảo quản nơi khô, mát, dưới 30°C.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
  • Giữ thuốc xa tầm tay trẻ em để tránh việc trẻ sử dụng sai cách.

Hy vọng qua bài viết này từ tổng hợp tin tức y tế có thể cung cấp những thông tin cơ bản nhất về Carflem. Bạn đọc nên sử dụng theo hướng dẫn được nhà sản xuất thuốc khuyến cáo, hoặc tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế nhé!

Từ khóa: Carflem
Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến