Sơn tra là một vị thuốc quý có từ xa xưa từ hơn 3.000 năm được sử dụng trong y học cổ truyền, có công dụng chữa trị bệnh đường tiêu hóa, hoạt huyết, hóa ứ và các bệnh về tim mạch…
Sơn tra là một vị thuốc quý có từ xa xưa từ hơn 3.000 năm được sử dụng trong y học cổ truyền, có công dụng chữa trị bệnh đường tiêu hóa, hoạt huyết, hóa ứ và các bệnh về tim mạch…
Hãy cùng Giảng viên, Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Quả Sơn tra khi còn tươi
Tên gọi khác: Dã sơn tra, Hồng Quả, nam Sơn tra, bắc Sơn tra, Xích qua tử,…
Tên khoa học: + Crataegus pinnatifida Bunge (bắc Sơn tra)- Họ Hoa hồng (Rosaceae)
+ Crataegus cuneata sieb et Zucc (nam Sơn tra)- Họ Hoa hồng (Rosaceae)
Cây thuộc thân gỗ, sống lâu năm, cành lá tốt, có nhiều lông tơ mịn bao phủ cành non.
Giữa cây bắc và nam Sơn tra có sự khác nhau:
* Bắc Sơn tra: Cây thân mộc cao 5- 6 m, phân thành nhiều cành nhỏ và có gai.
Lá mọc so le, Phiến lá thuôn nhọn 2 đầu hay hình trứng, có răng cưa, có lông mịn phủ dọc theo các gân lá ở mặt dưới.
Hoa trắng dạng tán, 5 cánh, nhị 10.
Quả: khi chín quả màu đỏ thẫm, đường kinh từ 1 - 1,5 cm.
* Nam Sơn tra: Cây thân mộc, có thể cao tới 15 m, có gai nhỏ trên thân.
Lá rộng và dài hơn, nhiều lông mịn ở mặt dưới phiến lá.
Quả: khi chín quả màu vàng hoặc đỏ, đường kính từ 1-1,2 cm.
Cây có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam cũng đã thu mua loại Chua chat, Táo mèo và dùng với tên Sơn tra. Tuy nhiên, hai cây này không cùng chi có tác dụng tương tự.với cây Sơn tra nên vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu về các tác dụng tương tự.
Thu hái: Thu hái Khi quả vừa chín tới, rồi đem phân cắt thành những lát dày trung bình khoảng 0,5 cm, sau đó đem sấy khô hoặc phơi để sử dụng.
Dược liệu Sơn tra đã phơi khô
Dược liệu có tác dụng như:
Tính vị: Vị ngọt, hơi chua, tính hơi ôn, không có độc.
Quy kinh: Kinh Can và Tỳ.
Công dụng: Trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,…
Chủ trị: Ăn uống không ngon miệng, không tiêu, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Sơn tra có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, tán bột hoặc dùng tươi…
Liều dùng:
Dạng thuốc sắc: 3-10g/ngày.
Cao loãng: 20-30 giọt/ngày.
Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.
Sơn tra 10g, Hoàng liên 2g, Trần bì 5g, Chỉ thực 6g, đem tất cả dược liệu sắc uống chia 2-3 lần/ ngày.
Hoặc Sơn tra sống, và sao mỗi loại 20g, sắc uống 2-3 lần/ ngày.
Hoặc Sơn tra, Thanh bì, Mộc hương, lượng bằng nhau tán bột, ngày uống 2 lần, 4g/ lần với nước sôi (Quân khí tán).
Sơn tra 10g, tán bột mịn , rồi đem pha với nước sôi uống hoặc đối với trẻ em thì nên chế thành siro, uống 5-10 ml /một lần, ngày/ 3 lần.
Quả sơn tra chữa trị tiêu chảy, phân lỏng và đau bụng
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Cây Sơn tra là một vị thuốc quý có từ xa xưa từ hơn 3.000 năm được sử dụng trong y học cổ truyền, có đa công dụng chữa trị bệnh đường tiêu hóa, hoạt huyết, hóa ứ và các bệnh về tim mạch…
Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn, để tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung