Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh tiểu đường

Thứ hai, 06/03/2023 | 11:25

Hiện nay, chế độ ăn của người tiểu đường đang được rất nhiều người quan tâm bởi người mắc bệnh tiểu đường luôn phải tuân thủ chế độ ăn khắt khe, đây là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát ổn định đường huyết.

Tiểu đường không thể điều trị một cách dứt điểm hay điều trị tạm thời, vì vậy người bệnh cần phải duy trì chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường nên xây dựng như nào cho phù hợp.

01678077457.jpeg

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh tiểu đường

I - Nguyên tắc trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường.

  • Ăn uống vừa đủ dưỡng chất, không ăn no quá và cũng không ăn ít quá để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngàyvà giúp ổn định đường huyết.
  • Ăn đúng giờ, ăn đủ 3 bữa 1 ngày, tốt nhất nên chia thành nhiều bữa (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn, ngoài ra đối với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có xu hướng dễ bị hạ đường huyết trong đêm nên thêm 1 bữa phụ trước khi ngủ để đảm bảo nửa đêm không bị đói, tránh hạ đường huyết.
  • Cần bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể đảm bảo 40ml trên 1 kg cân nặng.
  • Không nên quá kiêng các loại thức ăn hoặc chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm, người bệnh vẫn phải ăn các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên đi khám định kỳ, theo dõi đường huyết thường xuyên để được tham vẫn ý kiến của bác sĩ cũng như điều chỉnh phương án sử dụng thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh lý.

II - Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

  • Nhóm đường bột ( Glucid )

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Có nhiều người cho rằng điều trị bệnh tiểu đường phải hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm đường, bột vì nó làm đường huyết tăng một cách nhanh chóng, thế nhưng chế độ ăn cho người tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn mà cần phải cân đối sao cho hợp lý. Thông thường trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động diễn ra bình thường. Đối với khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất rất có lợi sức khỏe, đặc biệt là chất xơ giúp cải thiện cho hoạt động tiêu hóa cũng như làm đường huyết không tăng quá nhanh.

  • Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, hạn chế tối đa chiên, xào.
  • Nên tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm chứa đường đơn như: bánh mì, bánh ngọt, các loại mỳ, nui, nước ngọt… Các loại khoai, sắn,… cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên người bệnh tiểu đường cũng phải hạn chế hoặc sử dụng thì phải giảm cơm.
  • Nhóm protein

Người bệnh tiểu đường nên tăng cường các loại thực phẩm giàu protein ( chất đạm ). Thịt nạc chứa nhiều đạm và rất ít chất béo bão hòa được lựa chọn là thực phẩm thích hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường.

  • Tăng cường protein có giá trị sinh học cao cho người bệnh tiểu đường như cá, tôm, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ... nên chế biến đơn giản tùy theo khẩu vị như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ và giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng.
  • Các loại thịt nguội đã chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…. Cần phải hạn chế tối đa.
  • Tuy nhiên, đối với các bệnh lý về gan, thận nhu cầu protein cần được điều chỉnh.
  • Nhóm chất béo

Chất béo là 1 trong 3 đại dưỡng chất sản sinh ra năng lượng nhiều nhất cho cơ thể, nếu tiêu thụ quá mức chất béo, cơ thể nạp nhiều năng lượng, đối diện nguy cơ thừa cân, béo phì gây nguy cơ khó kiểm soát đường huyết và tăng biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường. Nhưng không vì thế mà người bệnh kiêng cữ quá mức vì cơ thể dễ suy kiệt bởi thiếu năng lượng, không hấp thu được các vitamin A, D, E, K từ thức ăn, thiếu nguyên liệu sản xuất một số hormone quan trọng cho cơ thể. Người tiểu đường cần được cung cấp đủ chất béo sẽ giúp cơ thể hạn chế những cơn thèm ăn, giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

  • Sử dụng các loại chất béo lành mạnh trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như: dầu đậu nành, vừng, hạnh nhân, dầu cá, mỡ cá, olive...
  • Người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm chứa các acid béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được là omega 3, omega 6, omega 9, vitamin E.
  • Hạn chế các loại thức ăn như: Trứng, nội tạng động vật, các loại thịt bò, thịt chó…chứa các loại cid béo bão hòa (béo no) và nhiều cholesterol dễ làm tăng cholesterol máu gây rối loạn mỡ máu tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, không tốt cho tim mạch và sức khỏe người bệnh tiểu đường.
  • Nhóm rau và chất xơ

Theo tin tức y dược: Chất xơ có ý nghĩa quan trọng với bệnh nhân tiểu đường vì nó không thể tiêu hóa giúp đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate trong thực phẩm và không làm tăng lượng đường trong máu. Tại ruột chất xơ phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và điều đó làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu. Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều bằng cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, salad  trong thực đơn của mình.

  • Các loại rau xanh nên dùng cho người tiểu đường như: Cải xoăn, cải bó xôi, măng tây …
  • Các loại rau củ chứa nhiều đường như: Củ cải đường, đậu hà lan …. Cần phải được hạn chế.
  • Bổ sung các loại trái cây tươi cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ: Việt quất, cam, dâu tây, mâm xôi, táo, mơ, nho, dưa chuột…Hạn chế ăn các loại trái cây chín ngọt như: Sầu riêng, hồng chín, xoài chín... Các loại trái cây sấy khô, đóng hộp.
11678077457.jpeg

Nhóm rau và chất xơ

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Tiểu đường là một bệnh mạn tính trong đó dinh dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị. Việc thực tốt chế độ dinh dưỡng bằng cách cung cấp đủ chất đạm, chất béo, đường, bột, vitamin và các chất khoáng, bổ sung đủ nước kết hợp rèn luyện hoạt động thể lực hàng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết, đồng thời ngăn ngừa được những biến chứng liên quan. Trên đây là những lời khuyên và tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân tiểu đường điều trị một cách an toàn, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến