Chỉ định và chống chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI

Chủ nhật, 11/12/2022 | 11:35

Chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng khi cần hình ảnh độ phân giải cao của các mô trong cơ thể để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị.

01670733800.jpeg

Chèn ép tủy sống nghiêm trọng có thể được đánh giá chi tiết nhờ chụp cộng hưởng từ để lập kế hoạch phẫu thuật giải nén.

Đối với đau lưng hoặc cổ, chụp cộng hưởng từ là một công cụ chẩn đoán thích hợp nhất để điều tra các vấn đề về cơ xương. Bên cạnh đó nó còn có thể ghi nhận hình ảnh của thần kinh để điều tra các bệnh lý cột sống. Tuy nhiên, sự hiện diện của một số bộ phận cấy ghép hoặc bộ phận giả trong cơ thể có thể cản trở quá trình chụp cộng hưởng từ, khiến nó có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ định chụp MRI cột sống

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chụp MRI có thể được sử dụng để chẩn đoán, điều tra thêm hoặc trong kế hoạch điều trị chứng đau cổ, đau lưng hoặc những chỉ định dưới đây:

  • Cấp cứu y tế. Trong trường hợp cấp cứu y tế đã được xác định hoặc nghi ngờ, chẳng hạn như chèn ép tủy sống, cần được chụp MRI và can thiệp phẫu thuật ngay lập tức.
  • Phát hiện nhiễm trùng hoặc khối u. Đau lưng hoặc cổ đi kèm với các triệu chứng toàn thân (chẳng hạn như chán ăn, sụt cân, sốt, ớn lạnh, run hoặc đau ban đêm). Hình ảnh chụp MRI có thể cho thấy sự hiện diện của khối u hoặc nhiễm trùng.
  • Đau thần kinh tọa. Chụp MRI chẩn đoán đau lưng hoặc cổ là do nghi ngờ chèn ép dây thần kinh cột sống ở lưng thường liên quan đến các rễ thần kinh, hay chẩn đoán đau lưng do các tình trạng như hẹp cột  sống hoặc toát vị đĩa đệm.
  • Các triệu chứng đau tái phát hoặc mãn tính. Cơn đau không được giải quyết triệt để sau một loạt phương pháp điều trị đầu tiên, chẳng hạn như thuốc giảm đau và vật lý trị liệu, đã được thử trong vài tuần—và nguyên nhân gây ra cơn đau cần được điều tra thêm bằng cách dùng phương pháp chụp MRI.
  • Các triệu chứng đau ngày càng tệ. Cơn đau và các triệu chứng liên quan như tê và lực co cơ ngày càng trở nên yếu dần. Các cơn đau tồi tệ hơn mặc dù đã điều trị (nhưng chưa can thiệp phẫu thuật).
  • Gãy xương. MRI không phải là công cụ chẩn đoán tốt nhất để kiểm tra các vấn đề về xương, chẳng hạn như gãy đốt sống. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện sưng ở mô tủy xương mềm bên trong xương, cung cấp thông tin chi tiết về việc gãy xương là cấp tính, mãn tính, lành tính hay ác tính.

Quét MRI cũng có thể được sử dụng để theo dõi quá trình chữa lành các mô sau phẫu thuật.

Chống chỉ định chụp MRI cột sống

Sự hiện diện của bất kỳ vật liệu sắt từ nào trong cơ thể là một chống chỉ định chính đối với chụp MRI. Những vật liệu này bị tác dụng bởi từ trường của máy MRI hút mạnh và có thể bị bật ra, bị lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc bị nóng lên, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe của bệnh nhân.

Trước khi chụp MRI, tất cả các thiết bị, vật dụng bằng kim loại mà bệnh nhân đeo trên người phải được tháo ra. Các thiết bị này có thể bao gồm máy trợ thính, đồ trang sức, đồng hồ và quần áo có khóa kéo, nút, móc kim loại.

Do tính chất kim loại và tính chất từ tính. Chụp MRI có thể không được thực hiện khi cơ thể bệnh nhân có cấy một hoặc nhiều thiết bị bổ trợ bằng kim loại.

  • Máy tạo nhịp tim_Pacemaker hoặc thiết bị khử rung tim_ICD được cấy ghép trong cơ thể, (đặc biệt là các mẫu cũ hơn), có thể bị ảnh hưởng bởi nam châm của máy MRI, khiến thiết bị di chuyển, nóng lên hoặc ngừng hoạt động. Các tín hiệu điện từ và tần số vô tuyến cũng có thể khiến các thiết bị cũ khử rung tim thay đổi nhịp độ không phù hợp.
  • Thiết bị kích thích tủy sống _SCS được cấy dưới da có thể bị lệch hoặc bị hỏng do nam châm của máy MRI.
  • Ốc tai điện tử hỗ trợ người khiếm thính có thể bị hỏng hoặc dịch chuyển trong quá trình chụp cộng hưởng từ dẫn đến khó chịu, đau đớn nghiêm trọng hoặc trục trặc thiết bị. Bộ cấy cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng chụp.
  • Các vật liệu nha khoa, chẳng hạn như niềng răng, hàm duy trì, thiết bị cố định, miếng trám kim loại hoặc mô cấy có thể bị nóng lên hoặc dịch chuyển trong quá trình chụp MRI. Cấy ghép và mão răng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
  • Kẹp hoặc stent động mạch có thể bị bật ra khỏi mạch máu và gây chảy máu đáng kể.
  • Mảnh vụn kim loại trong cơ thể, chẳng hạn do công việc xây dựng hoặc quân đội bị dính trong mắt hoặc trong da,trong quá trình chụp MRI nó nóng lên và di chuyển trong cơ thể, đâm vào người, chảy máu và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Hầu hết các thiết bị cấy ghép này được coi là không an toàn để chụp cộng hưởng từ, nhưng một số được coi là an toàn khi sử dụng máy quét cộng hưởng từ với cường độ trường yếu hơn.

Điều quan trọng là phải thảo luận về những rủi ro do thiết bị bỗ trợ hoặc thiết bị được cấy trên cơ thể gây ra với bác sĩ điều trị hoặc kỹ thuật viên MRI. Bạn cũng nên mang theo thông tin cụ thể của bất kỳ thiết bị cấy ghép nào đến cuộc hẹn để có thể xác định bất kỳ rủi ro nào đối với sự an toàn của bệnh nhân. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về độ an toàn của chụp cộng hưởng từ MRI, thì có thể sử dụng các kỹ thuật hình ảnh khác, chẳng hạn như thay thế bằng chụp CT.

11670733800.jpeg

Hình ảnh tắc động mạch cảnh trong bên phải đoạn ngoài sọ do xơ vữa động mạch

Chống chỉ định chụp MRI cột sống có thuốc cản quang

Chất tạo tương phản cho ảnh MRI- gadolinium, có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn ở một số bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc tim và có thể bị chống chỉ định trong những trường hợp này. Những chống chỉ định này bao gồm:

Bệnh nhân lọc máu

  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh thận (ghép thận, đơn thận, ung thư thận).
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận có thể bị xơ hóa hệ thống thận (NSF), một căn bệnh nghiêm trọng do sự phân hủy không đúng cách của chất tương phản trong thận.
  • Bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng huyết áp đang điều trị bằng thuốc.

Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu có thể được chỉ định để giúp phân tích chức năng thận và xác định xem nó có thể chuyển hóa và lọc gadolinium hay không nếu chất này được tiêm vào cơ thể.

Dị ứng với gadolinium trước đây hoặc đã nhận một liều thuốc cản quang trong vòng 24 giờ qua cũng là những trường hợp chống chỉ định sử dụng gadolinium.

Chụp MRI khi có thiết bị cấy vào cột sống

Những bệnh nhân đã được phẫu thuật đặt các thiết bị kim loại vào cột sống, chẳng hạn như đinh vít có cuống hoặc lồng liên thân đốt sống, có thể được chụp MRI dưới sự giám sát, nhưng độ phân giải của ảnh kém và thường bị che khuất bởi thiết bị kim loại dẫn đến thông tin chẩn đoán không đầy đủ.

Nói chung, cấy ghép bằng thép không gỉ tạo ra hình ảnh gây nhằm lẫn nghiêm trọng. Titan là vật liệu thuận từ thường không bị ảnh hưởng bởi từ trường của  máy MRI. Vì lý do này, titan đã trở nên phổ biến đối với thiết bị tổng hợp cột sống. Cũng giống như Titan thép không gỉ cũng không thể cho ảnh chụp MRI rõ ràng.

Chụp cộng hưởng từ khi mang thai và cho con bú

Theo tin tức MRI tiêu chuẩn thường được coi là an toàn ở bệnh nhân mang thai, mặc dù việc sử dụng phương pháp chẩn đoán này bị hạn chế và dựa trên quyết định của bác sĩ. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ có cản quang không được sử dụng ở bệnh nhân mang thai nhưng rất thận trọng khi sử dụng ở bà mẹ đang cho con bú.

MRI nói chung là an toàn và tạo ra các ảnh quét có độ phân giải cao để chẩn đoán và điều trị các tình trạng cột sống. Khi được sử dụng ở những bệnh nhân thích hợp, công cụ chẩn đoán này có thể giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và lập kế hoạch điều trị hiệu quả hơn.

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Đăng ký trực tuyến