Da đầu dầu là do đâu? Mẹo giảm bết tóc hiệu quả

Thứ hai, 19/08/2024 | 09:31

Da đầu dầu là nỗi lo của nhiều người, nhất là chị em có mái tóc dài. Tình trạng này khiến tóc luôn bết dính, gây mất tự tin dù đã gội đầu thường xuyên. Vậy nguyên nhân là gì và làm thế nào để khắc phục?

01724035124.png
Da đầu dầu là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là chị em có máy tóc dài

Da đầu dầu được gây ra bởi nguyên nhân nào?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, da đầu dầu xảy ra khi tuyến bã nhờn dưới chân tóc tiết ra quá nhiều dầu, làm tóc bết dính và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ở những người có tóc khỏe, lượng dầu thường vừa đủ để duy trì độ ẩm và bảo vệ tóc. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tình trạng bết tóc và da đầu dầu sẽ xuất hiện.

Các nguyên nhân gây da đầu dầu

Nguyên nhân gây ra tình trạng da đầu dầu có thể do:

  • Gội đầu quá thường xuyên và dùng nước nóng: Gội đầu quá nhiều, đặc biệt là hơn 4 lần một tuần, có thể làm mất lớp dầu tự nhiên của da đầu. Khi da đầu khô, tuyến bã nhờn sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp. Nước nóng khi gội đầu cũng có thể gây khô da đầu và làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Viêm da tiết bã: Đây là viêm da dầu hoặc chàm da mỡ, xảy ra khi da đầu bị viêm, có mảng da màu hồng và ngứa. Người bị viêm da tiết bã thường có lượng dầu thừa nhiều hơn trên da đầu.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp: Các sản phẩm như dầu gội, dầu xả, và dưỡng tóc cần được chọn phù hợp với từng loại da đầu. Sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc dưỡng ẩm quá mức có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên, dẫn đến việc da đầu tiết nhiều dầu hơn.
  • Rối loạn nội tiết: Hormone ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất dầu. Trong các giai đoạn thay đổi hormone như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, hoặc mãn kinh, lượng dầu thừa có thể tăng lên.
  • Các nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra tình trạng da đầu dầu, chẳng hạn như gội đầu không sạch, đội mũ thường xuyên, sử dụng thuốc chứa steroid, mắc các bệnh về tuyến thượng thận, tuyến yên, hoặc buồng trứng. Ngoài ra, thói quen vuốt tóc, chải tóc quá nhiều, hoặc ăn nhiều chất béo cũng có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp giảm tóc bết do da đầu dầu

11724035124.jpeg
Gội đầu quá thường xuyên có thể gây ra da đầu dầu

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, tùy thuộc vào nguyên nhân khiến da đầu bị dầu, các biện pháp khắc phục sẽ khác nhau:

Điều chỉnh tần suất gội đầu: Nếu bạn đang gội đầu quá thường xuyên (hàng ngày), hãy thử giảm số lần gội. Điều này sẽ giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh, giảm dầu thừa và giúp tóc bóng mượt hơn. Nước gội đầu nên có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm khô da đầu. Ngoài ra, hãy gội đầu đúng cách:

  • Chà xát da đầu nhẹ nhàng, có thể kết hợp massage để giảm căng thẳng và tránh làm tổn thương da đầu.
  • Sử dụng lượng dầu gội vừa đủ và chọn loại phù hợp với da đầu.
  • Rửa sạch bọt và lau tóc bằng khăn mềm, để tóc khô tự nhiên thay vì dùng máy sấy.

Lưu ý: Khi sử dụng dầu xả, tránh để dầu tiếp xúc với da đầu để hạn chế tóc bết dính.

Vệ sinh lược chải tóc thường xuyên: Bụi bẩn và dầu có thể dính vào lược và quay lại tóc, nên bạn cần vệ sinh lược sau mỗi lần chải. Chải tóc nhẹ nhàng để không kích thích tuyến bã nhờn.

Hạn chế tác động nhiệt và sử dụng sản phẩm tạo kiểu: Nhiệt độ cao và sản phẩm tạo kiểu có thể làm hư tổn tóc, gây khô xơ và tăng tiết dầu. Hạn chế dùng nhiệt và hóa chất để tóc khỏe và ít dầu thừa.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Lối sống cũng ảnh hưởng đến việc điều tiết dầu trên da đầu. Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:

  • Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái và tích cực.
  • Tránh vuốt tóc hay xoa tay lên đầu quá thường xuyên, vì tay chứa nhiều mồ hôi, bụi bẩn, và vi khuẩn.
  • Chọn dầu gội kiềm dầu hoặc thảo dược thiên nhiên để duy trì độ pH ổn định.
  • Gội đầu cách nhật là hợp lý, nhưng nếu công việc đòi hỏi tiếp xúc với bụi bẩn và mồ hôi nhiều, gội đầu hàng ngày là cần thiết.
  • Ăn uống điều độ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh và trái cây tươi.
  • Nếu có bệnh về buồng trứng, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận, tuân thủ điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng da đầu dầu.
  • Bảo vệ tóc khỏi tác động của ánh nắng mặt trời bằng ô, mũ khi ra ngoài.

Những biện pháp trên có thể giúp khắc phục tình trạng da đầu dầu tại nhà. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả và da đầu có biểu hiện bất thường như rụng nhiều tóc, ngứa bết, viêm da, tốt nhất bạn nên đến khám da liễu.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: da đầu dầu
Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Rụng tóc uống vitamin gì? Lời khuyên và những điều cần lưu ý

Rụng tóc uống vitamin gì? Lời khuyên và những điều cần lưu ý

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng thiếu hụt là một nguyên nhân quan trọng. Vậy khi bị rụng tóc, nên uống vitamin gì và cần chú ý những gì để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn?
Lợi ích từ muối hồng himalaya

Lợi ích từ muối hồng himalaya

Muối hồng Himalaya mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đã trở thành một xu hướng phổ biến trong chế độ ăn uống và phong cách sống lành mạnh.
Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đăng ký trực tuyến