Thuốc kháng acid dạ dày : Hướng dẫn và lưu ý khi dùng

Thứ năm, 15/08/2024 | 15:45

Thuốc kháng acid dạ dày thường được bác sĩ chỉ định để giảm đau và điều trị viêm loét dạ dày. Tuy thuốc này được sử dụng rộng rãi, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả và an toàn.

01723711826.png
Thuốc kháng acid dạ dày thường được sử dụng rộng rãi

Tìm hiểu về thuốc kháng acid dạ dày

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, khi dùng thuốc kháng acid dạ dày, bạn cần hiểu rõ về loại thuốc này, tác dụng của chúng và những loại phổ biến hiện nay.

Thuốc kháng acid dạ dày là gì?

Thuốc kháng acid dạ dày là loại thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày. Các hoạt chất trong thuốc có khả năng trung hòa acid dịch vị, từ đó giảm viêm loét, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, và làm dịu cơn đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng acid dạ dày, trong đó nổi bật là:

  • Phosphalugel (thuốc chữ P): Phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày, với thành phần chính là Aluminum hydroxide, giúp trung hòa dịch vị acid và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Nên uống sau ăn hoặc khi đói.
  • Yumangel F (thuốc chữ Y): Có tác dụng trung hòa acid dạ dày và cân bằng độ pH. Thành phần chính là Almagat 1,50g, uống sau ăn 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Gaviscon: Dùng để giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau rát vùng ngực do trào ngược acid. Thành phần chính gồm Natri alginate, Natri bicarbonate, và Calcium carbonate.
  • Viên sủi Alka Seltzer: Dùng trong điều trị đầy bụng, khó tiêu do các vấn đề về tiêu hóa. Thuốc chứa acid citric (1000 mg), Aspirin (325 mg), và Natri bicarbonate (1916 mg). Có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Sử dụng thuốc kháng acid dạ dày

Việc sử dụng thuốc đúng cách là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng.

Thời điểm thích hợp sử dụng thuốc kháng acid dạ dày:

Thuốc kháng acid dạ dày có nhiều dạng như dung dịch, cốm, bột, viên sủi, và viên nén. Thông thường, thuốc dạng cốm, bột hoặc dung dịch mang lại hiệu quả nhanh hơn, trong khi thuốc dạng viên có tác dụng kéo dài hơn. Thời điểm uống thuốc cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nó.

11723711826.jpeg
Thuốc kháng acid dạ dày phát huy hiệu quả ngay sau khi uống

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, thuốc kháng acid dạ dày phát huy hiệu quả ngay sau khi uống, vì vậy bạn có thể uống vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, uống thuốc sau bữa ăn là thời điểm tốt nhất vì triệu chứng đau dạ dày và trào ngược thường xuất hiện sau khi ăn. Uống thuốc vào thời điểm này giúp giảm các triệu chứng và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Bạn cũng có thể uống thuốc trong bữa ăn để kéo dài tác dụng, hoặc trước khi đi ngủ để ngăn ngừa ợ hơi, trào ngược, và buồn nôn khi nằm ngủ.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, nên uống thuốc kháng acid dạ dày cách các loại thuốc đó ít nhất 2 - 4 giờ để tránh tương tác thuốc và đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời điểm uống thuốc cụ thể sẽ tùy thuộc vào loại thuốc, tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng acid dạ dày có thể gây tác dụng phụ không?

Tác dụng phụ của thuốc kháng acid dạ dày rất hiếm gặp và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng không đúng hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ. Một vài tác dụng phụ có thể kể đến bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Thay đổi cảm xúc, tâm trạng
  • Táo bón
  • Sỏi thận

Đối tượng nào cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng acid dạ dày?

Mặc dù thuốc kháng acid dạ dày thường được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng một số đối tượng nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Người mắc bệnh gan, thận mạn tính hoặc có bệnh tim bẩm sinh.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người có huyết áp cao, kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn.
  • Người đang sử dụng thuốc khác.

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn, cần chú ý duy trì chế độ ăn uống, tập luyện, và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá no để không làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Đồng thời, giữ tinh thần thoải mái và tránh làm việc quá sức.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Rụng tóc uống vitamin gì? Lời khuyên và những điều cần lưu ý

Rụng tóc uống vitamin gì? Lời khuyên và những điều cần lưu ý

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng thiếu hụt là một nguyên nhân quan trọng. Vậy khi bị rụng tóc, nên uống vitamin gì và cần chú ý những gì để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn?
Lợi ích từ muối hồng himalaya

Lợi ích từ muối hồng himalaya

Muối hồng Himalaya mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đã trở thành một xu hướng phổ biến trong chế độ ăn uống và phong cách sống lành mạnh.
Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đăng ký trực tuyến