Đánh giá cách sử dụng và lợi ích của thuốc ACC 200

Chủ nhật, 10/09/2023 | 10:41

ACC 200 là thuốc gì? Thuốc ACC 200 được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý như thế nào? Cách dùng ra sao và những điều gì cần phải lưu ý xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Cùng tìm hiểu và phân tích ACC 200 là thuốc gì qua bài viết dưới đây nhé!

01694317622.jpeg

Thuốc ACC 200

Tên thành phần hoạt chất: 200 mg acetylcysteine.

Tá dược: acid ascorbic, saccharin, sucrose, hương bột cam.

Với bệnh nhân đái tháo đường mỗi gói chứa 0,23 đơn vị trao đổi carbohydrat.

Thuốc có thành phần tương tự: Acetylcysteine 200 mg, Acetylcystein Stada 200 mg…

ACC 200 là thuốc gì?

Theo thông tin các Dược sĩ đang làm việc tại TPHCM cho biết, thuốc ACC 200 là thuốc bột pha dung dịch dùng dưới dạng uống được sử dụng với mục đích tiêu nhầy trong các bệnh phế quản – phổi cấp và mãn tính kèm theo tăng tiết chất nhầy.

Hướng dẫn dùng thuốc ACC 200

Liều lượng

Điều trị tiêu nhầy:

  • Người lớn và thiếu niên trên 14 tuổi: 1 gói x 2-3 lần/ngày (400 – 600 mg acetylcystein/ngày).
  • Trẻ em 6-14 tuổi: 1 gói x 2 lần/ngày (400 mg acetylcystein/ngày).
  • Trẻ em từ 2-5 tuổi: 1/2 gói x 2-3 lần/ngày (200 – 300 mg acetylcystein/ngày).

Bệnh tăng tiết chất nhầy:

  • Trẻ em trên 6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày (600 mg acetylcystein/ngày).
  • Trẻ em 2-5 tuổi: 1 gói x 2 lần/ngày (400 mg acetylcystein/ngày). Bệnh nhân bị tăng tiết chất nhầy có trọng lượng cơ thể trên 30 kg có thể dùng liều lên tới 800 mg/ngày, nếu cần thiết.

Phương pháp và thời gian dùng thuốc:

  • Thuốc có thể được hòa tan vào nước và uống sau các bữa ăn. Bệnh viêm phế quản mãn và tăng tiết chất nhầy cần dùng ACC 200 với thời gian dài hơn để đạt tác dụng phòng ngừa, chống nhiễm trùng.
  • Lọ thuốc được cung cấp một van định liều: mỗi lần xịt đến mức chặn giúp cung cấp liều thuốc định sẵn.

Tác dụng phụ của thuốc ACC 200

Các tác dụng phụ ít gặp

  • Tăng mẫn cảm hệ miễn dịch:
  • Đau đầu, tiếng ù tai;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Hạ huyết áp;
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng;
  • Mày đay phát ban, ngứa, phù mạch, sốt.

Các tác dụng phụ hiếm gặp

  • Sốc phản vệ, xuất huyết;
  • Khó thở, co thắt phế quản;
  • Khó tiêu.

Cần phải thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chống chỉ định của thuốc ACC 200

  • Dị ứng với các thành phần trong thuốc.
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi vì không đủ kinh nghiệm dùng thuốc cho những đối tượng này.
  • Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày.

11694317622.jpeg

Chống chỉ định đối với bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày

Lưu ý khi dùng thuốc ACC 200

  • Cần lưu ý khi bạn có tiền sử hoặc đang bị hen phế quản hoặc bị loét dạ dày hoặc ruột.
  • Việc sử dụng acetylcystein, đặc biệt là trong điều trị sớm có thể dẫn đến sự tạo thành chất lỏng do đó dẫn đến tăng thể tích của các chất tiết phế quản. Nếu bệnh nhân không biết khạc (khạc hoàn toàn ra ngoài), cần áp dụng các biện pháp thích hợp (như là hút đờm hoặc giảm uống nước).
  • Rất hiếm khi có báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng ở da như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng dị ứng thuốc) và Lyell’s (là hội chứng hoại tử thượng bì do nhiễm độc, nổi ban đỏ toàn thân da niêm mạc) liên quan đến việc dùng acetylcystein.
  • Nếu thấy gần đây có những thay đổi ở da và niêm mạc, hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ và ngưng sử dụng acetylcystein.
  • Thuốc có chứa sucrose vì vậy đối với những người không dung nạp với một số đường cần báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ.
  • Một gói thuốc có chứa 2,7 sucrose tương đương 0,23 đơn vị trao đổi carbohydrat. Cần lưu ý đối với người có chế độ ăn kiêng.
  • ACC 200 có thể gây hại cho răng (sâu răng).
  • Không ngưng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh có thể nặng thêm. Nếu cần thêm thông tin về thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác thuốc khi dùng ACC 200

Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, nên thông báo với bác sĩ, dược sĩ các thuốc bạn đã và đang sử dụng gần đây.

Thuốc ho:

  • Dùng đồng thời ACC 200 với thuốc trị ho có thể gây tắc nghẽn dịch nhầy nghiêm trọng do giảm phản xạ ho.
  • Vì vậy kiểu kết hợp điều trị này nên được dựa vào những chỉ định điều trị thật chính xác.

Thuốc kháng sinh:

  • Các báo cáo về acetylcystein làm mất hoạt tính của kháng sinh chỉ dựa trên các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm khi đó các chất được trộn trực tiếp.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên uống kháng sinh cách xa acetylcystein ít nhất là 2 giờ.
  • Không xuất hiện tương tác như vậy đối với cefixim và loracarbef.

Acetylcystein có thể làm tăng tác dụng giãn mạch của nitroglycerin. Cần thận trọng khi sử dụng.

Acetylcystein dạng hít cùng với insulin tác dụng nhanh, dạng hít ảnh hưởng đến sự hấp thu insulin vào máu. Điều này làm thay đổ hiệu quả của insulin và cần theo dõi chặt chẽ đường huyết.

Khi sử dụng acetylcystein với rượu có thể gây hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, cần tránh sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc.

Đối với đối tượng đặc biệt

Phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có đủ tài liệu dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Acetylcystein nên được dùng trong suốt thai kỳ sau khi đã được đánh giá một cách cân thận tỉ lệ giữa nguy cơ và lợi ích.

Phụ nữ cho con bú

Không có thông tin về sự bài tiết của acetylcystein vào sữa mẹ. Vì vậy cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích rồi mới sử dụng.

Người lái xe, vận hành máy móc

Không có lưu ý đặc biệt khi lái xe và vận hành máy móc.

Xử lý khi quên một liều ACC 200

  • Nếu quên liều, dùng ngay khi nhớ ra.
  • Không được dùng gấp đôi liều với mục đích bù lại cho liều đã quên.
  • Trong trường hợp gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và dùng đúng theo lịch trình bình thường.

Quá liều và cách điều trị

  • Không quan sát thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào ở những người tình nguyện đã điều trị với liều 11,6 g acetylcystein/ngày trên 3 tháng.
  • Liều uống lên đến 500 mg acetylcystein/kg cân nặng đều được dụng nạp mà không có triệu chứng của nhiễm độc.
  • Triệu chứng của nhiễm độc: quá liều có thể xảy ra các kích ứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ tăng tiết nặng hơn.
  • Điều trị nhiễm độc: điều trị triệu chứng nếu cần thiết.

Cách bảo quản thuốc

  • Giữ thuốc trong hộp đựng, để xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản nơi khô ráo ở nhiệt độ từ 15 – 30 °C. Tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt như nhà tắm.
  • Không được dùng thuốc đã hết hạn và phải xử lí những thuốc này trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Tổng hợp tin tức y tế đã cung cấp thông tin về thuốc ACC 200 là thuốc dùng dưới dạng bột pha dung dịch được sử dụng với mục đích tiêu nhầy trong các bệnh phế quản – phổi cấp và mãn tính kèm theo tăng tiết chất nhầy. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!

Từ khóa: ACC 200
Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
VITAMIN H (BIOTIN) VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

VITAMIN H (BIOTIN) VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

Vitamin H tham gia chuyển hóa carbohydrate, lipid, điều hòa tuyến mồ hôi, tinh hoàn, ngăn viêm và làm chậm lão hóa. Loại vitamin này quan trọng cho da, tóc, sản xuất máu và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
10 Cách hiệu quả giảm đau rát họng tại nhà

10 Cách hiệu quả giảm đau rát họng tại nhà

Đau rát họng thường xuất hiện khi bị cảm cúm, viêm họng hoặc do thời tiết thay đổi. Triệu chứng này gây đau đớn, ảnh hưởng sinh hoạt, giấc ngủ và giao tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm đau rát họng tại nhà bằng các biện pháp đơn giản mà hiệu quả.
Nhiễm trùng đường tiểu có gây nguy hiểm? Những lưu ý phòng tránh

Nhiễm trùng đường tiểu có gây nguy hiểm? Những lưu ý phòng tránh

Nhiễm trùng đường tiểu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi hay nhóm người nào. Các triệu chứng bệnh thường gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy, liệu nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng tránh bệnh?
Đăng ký trực tuyến