Đau bụng nói chung và đau bụng hố chậu phải âm ỉ là triệu chứng thường gặp và nhiều khi chúng ta không hề đi khám vì cơn đau không mạnh và bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này. Đừng chủ quan, hãy cảnh giác với các bệnh lý được đề cập sau đây.
Đau bụng nói chung và đau bụng hố chậu phải âm ỉ là triệu chứng thường gặp và nhiều khi chúng ta không hề đi khám vì cơn đau không mạnh và bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này. Đừng chủ quan, hãy cảnh giác với các bệnh lý được đề cập sau đây.
Đau hố chậu phải âm ỉ hay dễ hiểu hơn là đau phần dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan. Thông thường, ngoài đau bụng, mỗi bệnh lý lại có thêm những triệu chứng lâm sàng đặc trưng khác giúp chúng ta chẩn đoán phân biệt được các bệnh.
Đau bụng hố chậu phải âm ỉ
Theo chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, những căn bệnh thường có dấu hiệu đau âm ỉ hố chậu phải bao gồm:
Viêm ruột thừa là bệnh lý đầu tiên nghĩ tới khi có triệu chứng đau bụng vùng hố chậu phải. Mặc dù có 40% bệnh nhân viêm ruột thừa cấp lại có triệu chứng khởi phát là đau bụng thượng vị do hiện tượng cơn đau quy chiếu gây ra bởi thần kinh X. Tuy nhiên sau một thời gian thường đa số bệnh nhân viêm ruột thừa sẽ có dấu hiệu đau đúng vùng tổn thương là hố chậu phải.
Mức độ đau của bệnh lý viêm ruột thừa khác nhau tùy từng bệnh nhân, nhưng đa số đau ở mức nhẹ nhàng âm ỉ khiến đôi lúc người bệnh bỏ qua triệu chứng này, nhất là một số trường hợp bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Đó cũng là nguyên nhân mà về mặt nguyên tắc, khi nghi ngờ viêm ruột thừa, các bác sĩ thường không chỉ định thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Một số trường hợp đã ghi nhận vì nguyên nhân triệu chứng đau bị lu mờ khiến cho việc chẩn đoán khó khăn hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác, gây ra nhiều hậu quả không mong muốn, thậm chí tử vong do biến chứng thủng thành ruột hay viêm phúc mạc toàn thể.
Cơn đau do viêm ruột thừa đôi khi cũng chuyển từ đau âm ỉ sang đau dữ dội, quằn quại kèm theo chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Thăm khám thấy thành bụng căng cứng, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc rõ ràng.
Viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa ổ bụng hàng đầu, cần được phẫu thuật kịp thời để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Mặc dù bàng quang nằm phía sau khớp mu tức là nằm ở chính giữa bụng dưới, nhưng viêm bàng quang cấp đôi khi gây ra đau cả ở hố chậu phải và hố chậy trái. Cơn đau do viêm bàng quang thường khởi phát âm ỉ sau đó diễn tiến trở thành cơ đau dữ dội. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi lạ hay máu, són tiểu…tăng dần theo thời gian.
Triệu chứng viêm bàng quang thường cải thiện khi sử dụng thuốc giảm đau và uống bổ sung nhiều nước để đẩy mạnh quá trình tạo nước tiểu, giúp loại bỏ các chất cặn bã sinh ra do viêm bên trong bàng quang. Tuy nhiên, lời khuyên là nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng. Bởi viêm bàng quang có thể gây ra nhiều biến chứng nghiệm trọng như: mất/giảm khả năng tình dục, vô sinh. Viêm bàng quang cũng ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày do sự đau đớn và các triệu chứng tiểu dắt, són tiểu. Mặc dù không phải một trường hợp cấp cứu, nhưng người bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Đại tràng có nhiều đoạn sắp xếp thành khung đại tràng chạy quanh thành trái, phải, trên và vùng dưới của ổ bụng. Viêm đại tràng vùng đại tràng lên và manh tràng sẽ gây ra cơn đau ở hố chậu phải, trong khi viêm các vùng khác của đại trạng sẽ gây ra cơn đau tùy thuộc vào vị trí. Trong một số trường hợp, các cơn co thắt đại tràng cũng gây nên cơn đau tương tự. Tuy nhiên, viêm đại tràng sẽ kèm theo các triệu chứng mà cơn co thắt đại tràng không có như: sốt, đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, phân có nhầy máu… Cơn đau do viêm đại tràng tăng dần về mức độ, từ đau âm ỉ, râm ran tới đau quặn bụng từng cơn.
Viêm đại tràng
Cơn đau do viêm đại tràng thường tăng khi có nhu cầu đại tiện và giảm khi đã đại tiện xong xuôi. Nguyên nhân là do mức độ căng của đại tràng khác biệt trong 2 trường hợp này. Để chẩn đoán xác định viêm đại tràng, cần thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt như: cấy phân, nội soi trực tràng…
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nhiễm trùng thận phải cũng là nguyên nhân của hiện tượng đau âm ỉ hố chậu phải. Thông thường cơn đau do bệnh lý này sẽ kèm theo đau lưng, đau bẹn phải. Triệu chứng toàn thân là sốt cao và triệu chứng hệ tiết niệu như: buồn tiểu liên tục, tiểu khó, tiểu buốt, xót nóng, tiểu rắt, nước tiểu đổi màu, có mùi hoặc có mủ.
Nhiễm trùng thận có thể làm giảm chức năng thận gây ra suy thận. Vì thế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ về các bệnh lý thường gây ra đau bụng hố chậu phải âm ỉ cũng như cách phân biệt chúng. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!