Những điều mà bạn cần phải biết về cây cau

Thứ năm, 09/02/2023 | 10:41

Cây cau ngoài việc được mọi người biết đến dùng để ăn trầu và tổ chức tiệc cưới hỏi thì nó còn có nhiều công dụng tuyệt vời để chữa bệnh.

01675914748.jpeg

Những điều mà bạn cần phải biết về cây cau

Đặc điểm thực vật của cây cau

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cây cau là một loại thực vật có nhiều đặc điểm quan trọng, bao gồm:

Dạng hoa: Cây cau có hoa tròn hoặc hình trứng, cụm hoa là buồng, thường tập trung ở ngọn cây. Hoa cau thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc.

Màu hoa: Hoa cây cau có màu trắng, vàng, xanh, tím hoặc đỏ.

Độ cao: Cây cau có độ cao từ 2 đến 20 mét, thuộc loại thân đứng, hình trụ, không phân nhánh.

Lá: Lá của cây cau thường lớn và mềm, lá không có cuống lá mà có bẹ lá rộng ôm lấy thân, phiến lá thường bị xẻ lông chim.

Màu lá: Màu lá của cây cau có thể là xanh sáng, xanh lá cây hoặc xanh đậm.

Phân bố của cây cau

Cây cau phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, từ vùng đồng hoang đến vùng núi rừng. Cây cau được trồng hầu hết các tỉnh ở nước ta thường tập trung ở vùng ven biển.

Bộ phận dùng của cây cau

Hạt và vỏ quả thường được sử dụng để chữa bệnh

Hạt thường gọi là binh lang hay tân lang

Vỏ quả thường được gọi là đại phúc bì.

Thu hái cây cau

Hạt và vỏ quả của cây cau được thu hái khi quả chín già. Khi sử dụng hạt cần phải ngâm nước cho hạt mềm ( khoảng 2-3 ngày), sau đó phơi sấy khô rồi sắc uống. Chỉ cần ngâm nước khoảng 1 ngày cho vỏ quả mềm ra phơi khô là có thể sử dụng được.

Thành phần hóa học của cây cau

Tanin, alcaloid, chất béo là thành phần chính có trong hạt cau

Arecolin, arecaidin, guvacin là những thành phần alcaloid chính quyết định đến tác dụng, công dụng của cây cau.

Tác dụng của cây cau

Thành phần arecolin có trong hạt cau làm tăng tiết các dịch của cơ thể như nước bọt, dịch vị, dịch ruột... đặc biệt có tác dụng làm các cơ trơn của sán bị tê liệt khiến cho sán không bám vào thành ruột được nữa.

Công dụng của cây cau

  • Rất nhiều bộ phận của cây cau được dùng làm thuốc.
  • Hạt cau thường được dùng để diệt sán dây, có thể kết hợp với hạt bí ngô cho hiệu quả cao hơn.
  • Phần đầu của con sán dây sẽ bị hạt cau làm tê liệt, còn phần giữa và đuôi sẽ được hạt bí ngô làm tê liệt.
  • Sáng sớm lúc đói ăn 60-120g hạt bí ngô (cả vỏ) hoặc 40-100g (đã bóc vỏ) 2 giờ sau uống nước sắc hạt cau. (trẻ em dưới 10 tuổi uống 30g, phụ nữ 50-60g, người lớn 80g).
  • Nửa giờ sau uống 1 liều thuốc tẩy (Magnesi Sulfat 30g) nằm nghỉ đợi thật buồn đi ngoài đi vào chậu nước ấm.
  • Ngoài hạt bí ngô thì có thể sử dụng vỏ lụa trắng rễ xoan để kết hợp diệt sán.
  • Khi sắc có thể cho thêm đường để dễ uống.
  • Hạt cau có thể dùng để diệt giun đũa, giun kim. Giã nhỏ 21 hạt cau hòa với nước uống lúc đói 2-3 lần/ngày.
11675914748.jpeg

Hạt cau

  • Hạt cau phối hợp với thường sơn để điều trị sốt rét. Sắc 12g hạt cau đã tán mịn cùng với thường sơn 12g.
  • Hạt cau cùng với trần bì sắc uống chữa chứng ăn không tiêu, bụng đầy trướng. Có thể kết hợp thêm với đinh hương, sa nhân để tăng tác dụng. Kết hợp thêm hạt cải chữa viêm túi mật cấp tính đơn thuần.
  • Ngoài hạt cau để làm thuốc chúng ta có thể dùng vỏ quả, rễ của cây cau.
  • Vỏ quả cây cau có tác dụng thông tiểu, lợi tiểu dùng để chữa các chứng bí tiểu tiện, người có biểu hiện phù thũng, ứ nước trong cơ thể.
  • Để tăng sinh lý, cường dương có thể sử dụng rễ cau.

Ngoài sử dụng các bộ phận của cây cau dùng làm thuốc thì nó còn là nguồn tài nguyên quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp và đời sống hằng ngày. Cây cau có thể dùng để làm cảnh, cải tạo môi trường xung quanh, dùng để tạo môi trường cho sự phát triển của nấm, phòng chống cháy rừng, chống ô nhiễm môi trường,...

Tóm lại, theo giảng viên Cao đẳng Dược thì cây cau có rất nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc như hạt cau, vỏ quả cau, ... khi sử dụng chúng ta cần đúng liều lượng, đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dược sĩ chuyên ngành.

 Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide

 Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide

Thuốc lợi tiểu Thiazide được sử dụng nhằm mục đích gia tăng khả năng đào thải nước, muối ở thận, hỗ trợ điều trị phù nề liên quan đến suy tim mạn tính, tăng huyết áp, xơ gan, rối loạn chức năng thận. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thuốc lợi tiểu Thiazide cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý.
Hôm nay, học sinh lớp 12 cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Hôm nay, học sinh lớp 12 cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Hôm nay, học sinh lớp 12 trên toàn quốc đã thử đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT trực tuyến qua hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp ở người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Điều gì gây ra sỏi tiết niệu? Làm thế nào để phát hiện và điều trị căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Đăng ký trực tuyến