Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng kinh thường gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị em. Vậy, nên uống gì và tránh uống gì khi bị đau bụng kinh?
Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng kinh thường gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị em. Vậy, nên uống gì và tránh uống gì khi bị đau bụng kinh?
Theo Giảng viên Cao đẳn g Y Dược TPHCM, đau bụng kinh là hiện tượng mà hầu hết chị em gặp phải mỗi tháng khi “bà dì” ghé thăm, với mức độ đau khác nhau tùy từng người. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường tự hết khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do hormone prostaglandin kích thích tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài. Trong những ngày đầu, cơn đau thường nhẹ và âm ỉ, sau đó tăng dần, rõ rệt hơn, kéo dài và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc. Đến cuối chu kỳ, cơn đau thường giảm dần và biến mất.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau bụng kinh bao gồm:
Nên uống gì để giảm đau bụng kinh và tăng cường sức khỏe? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là những loại thức uống không chỉ giúp giảm cơn đau mà còn cải thiện sức đề kháng hiệu quả:
Trà gừng
Trà gừng ấm là lựa chọn quen thuộc giúp giảm đau bụng kinh nhờ tính ấm và khả năng giảm đau, chống viêm của gừng. Để pha trà gừng, chỉ cần ngâm vài lát gừng tươi vào nước sôi khoảng 15 phút, sau đó thêm một ít nước cốt chanh và 2 muỗng mật ong. Thức uống này không chỉ giúp giảm đau bụng mà còn tăng sức đề kháng.
Nước dừa
Nước dừa giúp bổ sung nước, chất điện giải và dưỡng chất cần thiết, đồng thời hỗ trợ điều hòa co thắt tử cung, giảm đau bụng kinh. Uống nước dừa tươi không đường, không đá sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên uống trước và trong kỳ kinh để giảm triệu chứng khó chịu.
Nước ép cần tây
Nước ép cần tây không chỉ giúp thải độc và giảm cân mà còn giảm đau bụng kinh, tăng sức đề kháng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản. Chị em có thể uống nước ép này thường xuyên, không chỉ trong kỳ kinh, để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Nước ép củ cải đường
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, củ cải đường chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và beta-carotene giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và đau bụng dưới. Nước ép củ cải đường là lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ trong ngày “đèn đỏ.”
Nước ép cà rốt
Với hàm lượng sắt dồi dào, nước ép cà rốt giúp bù lại lượng sắt mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin A trong cà rốt còn hỗ trợ điều hòa lưu thông máu, rất tốt cho những ngày hành kinh.
Socola nóng
Socola đen (chứa ít nhất 70% cacao) là nguồn dưỡng chất, chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp điều hòa nội tiết tố và cải thiện tuần hoàn máu. Nếu không có socola đen, bạn có thể thay thế bằng một ly cacao ấm nguyên chất để giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh việc tìm hiểu đau bụng kinh nên uống gì, chị em cũng cần tránh một số loại đồ uống không tốt trong những ngày “đèn đỏ”:
Rượu, bia và đồ uống có cồn
Những thức uống này có thể làm tăng cường độ co thắt tử cung, khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Caffeine
Caffeine không chỉ làm tăng cảm giác mệt mỏi và đau bụng dưới mà còn có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và tạo trạng thái căng thẳng, bất ổn.
Nước ngọt có gas
Loại đồ uống này dễ gây đầy bụng, chán ăn và mệt mỏi, dẫn đến tình trạng cơ thể kiệt sức, khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu hơn.
Nước lạnh hoặc đá lạnh
Nước lạnh có thể làm cản trở tuần hoàn máu hoặc gây lạnh tử cung, dẫn đến tình trạng bế kinh. Máu kinh ứ đọng trong tử cung có thể làm tăng các cơn co thắt, khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại đồ uống nên và không nên dùng khi bị đau bụng kinh. Hầu hết các cơn đau bụng kinh không nguy hiểm và có thể giảm nhẹ bằng cách ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ. Cơn đau thường tự hết sau vài ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng đau bụng dưới nghiêm trọng, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như máu kinh ra nhiều, màu sắc thay đổi, vón cục,... hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur