Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Một số người trải qua cơn đau dữ dội, kéo dài, buộc phải dùng thuốc giảm đau. Vậy, loại thuốc giảm đau bụng kinh nào an toàn và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Một số người trải qua cơn đau dữ dội, kéo dài, buộc phải dùng thuốc giảm đau. Vậy, loại thuốc giảm đau bụng kinh nào an toàn và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiều phụ nữ gặp tình trạng đau bụng kinh khi đến kỳ, mức độ đau khác nhau ở mỗi người. Một số chỉ đau nhẹ vùng bụng dưới hoặc không đau, nhưng có người phải chịu cơn đau dữ dội, kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc.
Đau bụng kinh được chia thành hai dạng: nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát phổ biến hơn, thường xuất hiện 1-2 ngày trước kỳ kinh và giảm dần khi kỳ kinh kết thúc. Triệu chứng thường gặp là đau nhói, co rút vùng bụng dưới, đôi khi lan tới lưng dưới hoặc đùi. Nếu đau dữ dội và kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau an toàn.
Đau bụng kinh thứ phát, ngược lại, là vấn đề nghiêm trọng hơn. Cơn đau kéo dài hơn và thường không đáp ứng với thuốc giảm đau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung. Trong trường hợp này, chị em cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có nhiều cách giảm đau bụng kinh, trong đó các phương pháp tự nhiên nên được ưu tiên, như chườm ấm, massage vùng bụng dưới, uống nước ấm hoặc nước gừng.
Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau an toàn. Loại thuốc này giúp giãn cơ tử cung, giảm co thắt và đồng thời ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, nhờ đó làm dịu cơn đau hiệu quả.
Thuốc giảm đau bụng kinh có nhiều loại khác nhau, thường giúp giảm co thắt tử cung, giảm đau và ức chế sản sinh prostaglandin. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, nhóm thuốc này, như ibuprofen, acid mefenamic, naproxen, hoặc diclofenac, được dùng phổ biến để giảm đau bụng kinh nhờ ức chế sản sinh prostaglandin. Nên uống thuốc NSAIDs trong hoặc sau bữa ăn để tránh kích thích dạ dày.
Lưu ý: Không dùng NSAIDs nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc dị ứng với Aspirin.
Thuốc giảm đau (paracetamol)
Paracetamol là lựa chọn an toàn cho nhiều đối tượng, kể cả người không thể dùng NSAIDs hoặc có tiền sử tổn thương dạ dày. Có thể kết hợp paracetamol với cafein để tăng hiệu quả giảm đau, nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc tránh thai
Ngoài ngừa thai, thuốc tránh thai còn giảm đau bụng kinh bằng cách ngăn rụng trứng và hạn chế sản sinh prostaglandin.
Lưu ý: Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, thay đổi tâm lý, hoặc tăng cân. Tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc chống co thắt
Loại thuốc này giúp giảm co thắt tử cung và cơn đau bụng kinh hiệu quả. Người dùng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu có tiền sử huyết áp thấp.
Luôn thận trọng khi dùng thuốc và thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng kinh
Phụ nữ không nên lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh, vì việc sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan như dạ dày, gan, thận,... Thay vào đó, nên xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau hiệu quả.
Bác sĩ khuyến nghị duy trì thói quen luyện tập thể thao khoảng 20-30 phút mỗi ngày để nâng cao thể lực và tăng cường sự dẻo dai. Trong chế độ ăn uống, hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, hoặc B12. Đồng thời, việc nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Hy vọng bài viết đã giúp chị em hiểu cách sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn. Chỉ nên dùng thuốc khi các phương pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả và luôn tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur