Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Thứ ba, 10/09/2024 | 15:26

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

01725958098.jpeg
Đau đầu ngón tay được gây ra bởi nhiều nguyên nhân

Đau đầu ngon tay có thể do bệnh Raynaud

Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh này xảy ra khi các mạch máu ngoại vi phản ứng quá mức với thời tiết lạnh, dẫn đến co thắt mạnh và cản trở lưu thông máu đến các ngón tay, ngón chân, mũi và tai. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Ngón tay cảm thấy lạnh.
  • Thay đổi màu da khi tiếp xúc với lạnh hoặc căng thẳng, có thể từ trắng sang xanh (do máu bị dồn nén) và sau đó chuyển sang đỏ (do máu lưu thông trở lại).
  • Cảm giác tê và ngứa ran ở ngón tay.
  • Loét đầu ngón tay.
  • Đau ở cả ngón tay, đặc biệt là phần đầu ngón tay.

Để giảm đau đầu ngón tay, nên tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh, giữ ấm tay bằng găng tay, giảm căng thẳng, bỏ thuốc lá và hạn chế cà phê. Ngâm tay trong nước ấm có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng nhức.

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây đau đầu ngón tay

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, dẫn đến cảm giác đau, tê, và ngứa ran ở các vùng như cánh tay, lòng bàn chân, và đôi khi cả đầu ngón tay. Tình trạng này được biết đến như là bệnh thần kinh ngoại biên.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác tê như kiến bò trong lòng bàn tay và ngứa ran ở đầu ngón tay.
  • Ngón tay trở nên nhạy cảm quá mức khi tiếp xúc với đồ vật.

Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh cần kiểm soát mức đường huyết ổn định, duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, và bỏ thuốc lá.

Tay bị tê cóng gây đau đầu ngón tay

Tê cóng tay là tình trạng phổ biến khi tay tiếp xúc với thời tiết lạnh mà không có găng tay bảo vệ, dẫn đến cảm giác lạnh, cứng, hoặc đau. Để điều trị, bạn nên:

  • Sử dụng găng tay và che chắn cơ thể; nếu tay lạnh, có thể đặt vào nách để ủ ấm.
  • Ngâm tay và chân trong nước ấm (37-42°C) từ 15 đến 30 phút để giảm cảm giác tê.
  • Tránh sử dụng bếp lò hoặc lò sưởi trực tiếp để tránh nguy cơ bỏng da.

Viêm khớp ở ngón tay có thể dẫn đến cảm giác đau tại đầu ngón tay

11725958098.jpeg
Đau đầu ngón tay là triệu chứng phổ biến của các bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng cũng cho biết thêm, đau đầu ngón tay là triệu chứng phổ biến của các bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Các bệnh này thường gây đau ở các khớp ngón tay cái, các khớp giữa các ngón tay, hoặc khu vực gần móng tay.

Triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Trong giai đoạn đầu, viêm khớp có thể làm cho đầu ngón tay cảm thấy nóng và rát.
  • Khi bệnh tiến triển nặng hơn, xương sụn có thể bị mòn, dẫn đến đau đầu ngón tay khi sử dụng tay nhiều.

Để giảm cơn đau, bạn có thể áp dụng liệu pháp nhiệt độ nóng hoặc lạnh để làm dịu, hoặc thực hiện các bài tập trị liệu để cải thiện tình trạng đau hiệu quả hơn.

Các bệnh về da gây đau đầu ngón tay

Đau đầu ngón tay cũng có thể do các bệnh về da như zona hoặc viêm mô tế bào. Ngoài đau tay, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như viêm da, bong tróc da, nứt nẻ da, sưng đầu ngón tay, hoặc nhiễm trùng ở đầu ngón tay. Trong trường hợp này, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Ngoài các nguyên nhân trên, đau đầu ngón tay còn có thể liên quan đến các vấn đề khác như đau tim, loãng xương, viêm xơ cơ, hoặc mụn nước.

Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị đau đầu ngón tay?

  • Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để xác định nguyên nhân.
  • Phác đồ điều trị đau đầu ngón tay sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân, có thể bao gồm thuốc, vận động tay, nẹp tay, hoặc vật lý trị liệu.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và liên hệ ngay nếu có vấn đề bất thường trong điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, quản lý căng thẳng, và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Xoa bóp, thư giãn ngón tay, và sử dụng dụng cụ hỗ trợ nếu cần.
  • Áp dụng chườm ấm hoặc lạnh để giảm sưng và đau.
  • Tránh đeo đồ trang sức trên ngón tay bị đau.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên axit béo và omega-3.
  • Thực hiện tái khám theo lịch để đánh giá kết quả và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau đầu ngón tay
HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

HIỆU QUẢ CỦA COLLAGEN VỚI DA

Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng tạo nên phần lớn mô liên kết trong cơ thể, bao gồm cả da. Nó đóng vai trò then chốt trong việc duy trì độ săn chắc, đàn hồi và vẻ tươi trẻ của làn da.
Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Bí quyết từ sâm cau: Hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả

Sâm cau, dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ xương khớp. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, sâm cau giúp giảm đau nhức, đồng thời tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho hệ xương khớp.
Những loại kháng sinh phổ biến dùng cho bệnh viêm tủy răng

Những loại kháng sinh phổ biến dùng cho bệnh viêm tủy răng

Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường là bước đầu trong điều trị viêm tủy răng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu việc dùng kháng sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và cần tuân thủ như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu.
Bí xanh - Thực phẩm vàng cho sức khoẻ

Bí xanh - Thực phẩm vàng cho sức khoẻ

Bí xanh không chỉ là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn là vị thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch,….
Đăng ký trực tuyến