Dấu hiệu cảnh báo về trào ngược dạ dày bạn cần lưu ý

Thứ sáu, 08/12/2023 | 15:22

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường lặng lẽ, kéo dài. Điều này gây hiểu lầm và chủ quan trong đánh giá bệnh. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể gây tổn thương không thể phục hồi.

01702024152.png
Bệnh trào ngược dạ dày thường diễn ra kéo dài

Hiện tượng trào ngược dạ dày là gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, trào ngược dạ dày thực quản, hay còn gọi là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), là hiện tượng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.

Bình thường, khi ăn uống, thức ăn từ miệng đi xuống thực quản, và cơ vòng thực quản dưới mở ra để cho thức ăn đi vào dạ dày. Sau đó, nó tự động đóng kín để ngăn dịch vị và thức ăn trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên, gây tổn thương cho các cơ quan như thực quản, thanh quản, miệng,...

Các dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày

Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi

Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua thường là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ hơi thường xuyên xuất hiện là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (khu vực trên cùng), lan rộng lên cổ.

Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.

Những triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn no, cảm giác đầy bụng, đặc biệt khi nằm xuống ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.

Nôn hoặc buồn nôn

Buồn nôn và nôn là kết quả của việc axit từ dạ dày trào ngược lên họng hoặc miệng, kích thích và gây cảm giác buồn nôn.

Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường nặng hơn vào ban đêm do tư thế khi ngủ và hoạt động của hệ thần kinh cảm ứng mạnh hơn.

11702024152.jpeg
Triệu chứng buồn nôn hoặc nôn có thể xảy ra bất kì lúc nào khi bị trào ngược dạ dày

Đau tức ngực thượng vị

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đau tức ngực thượng vị có thể là cảm giác ép buột, co rút ở ngực, trải dài từ sau lưng đến cánh tay.

Nguyên nhân là do axit trào ngược kích thích các cảm biến đau trên bề mặt niêm mạc thực quản, tạo ra cảm giác đau ngực.

Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh tim mạch và bệnh phổi.

Khó nuốt

Khó nuốt là kết quả của trào ngược dạ dày thực quản gây viêm, sưng tấy, thu hẹp đường thực quản.

Ho và khản giọng

Khản giọng và ho là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày, khiến dây thanh quản sưng nề, khó nói và có thể dẫn đến việc ho kéo dài.

Tiết nhiều nước bọt

Tiết nhiều nước bọt từ miệng là cơ chế tự vệ của cơ thể để làm giảm lượng axit trào lên.

Ngoài 6 dấu hiệu trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, cảm giác đầy bụng, hen suyễn và viêm phổi.

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường bao gồm hai điểm chính: sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và dư thừa axit hoặc sự quá tải trong dạ dày.

Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới có thể do:

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây như Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen, và các thuốc huyết áp.
  • Thói quen sử dụng chất kích thích và gây nghiện như cafein, rượu, thuốc lá.
  • Các bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các vấn đề di truyền, thoát vị hoành.

Sự dư thừa acid hoặc sự quá tải bên trong dạ dày có thể xuất phát từ:

  • Các bệnh lý dạ dày như viêm loét, trượt niêm mạc dạ dày, ung thư hay hẹp hang môn vị dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không tốt như ăn quá no, thực phẩm khó tiêu như nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa...
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây trào ngược dạ dày thực quản bao gồm thừa cân béo phì tạo áp lực lên vùng bụng, thai kỳ, và căng thẳng.

Phương pháp chữa trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có điều trị được không?

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, có một loạt phương pháp như thay đổi lối sống, chế độ ăn, điều trị bên trong, ngoại trú và các phương pháp khác.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn thường được khuyến nghị. Việc ăn thức ăn nhỏ và thường xuyên hơn giúp giảm tần suất trào ngược dạ dày thực quản. Lựa chọn thực phẩm kiềm như bánh mì, yến mạch và thực phẩm đạm dễ tiêu có thể giúp trung hòa axit. Việc giảm thức ăn kích thích axit và chất béo, cũng như tránh các chất kích thích khác như rượu, thuốc lá và đồ uống có gas là quan trọng. Giữ cân nặng ổn định cũng có ý nghĩa lớn. Đồng thời, tránh nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn cũng là một biện pháp tốt. Thư giãn và giảm căng thẳng cũng giúp giảm triệu chứng.

Việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa khi xuất hiện các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là rất quan trọng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến