Đau mắt đỏ nên dùng thuốc gì để nhanh khỏi và lưu ý khi dùng

Thứ tư, 19/02/2025 | 10:23

Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, lây lan nhanh nhưng ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến thị lực, việc điều trị sớm là cần thiết, trong đó dùng thuốc là giải pháp tiện lợi và hiệu quả.

01739936042.jpeg
Đau mắt đỏ là bệnh có khả năng lây lan nhanh

Tổng quan về đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, ảnh hưởng đến kết mạc mi và lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu. Bệnh lây lan nhanh, có thể bùng phát thành dịch và xảy ra ở mọi đối tượng. Dù không quá nguy hiểm và điều trị nhanh chóng, nhưng do cơ thể không có miễn dịch trọn đời, nguy cơ tái phát vẫn cao.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Có nhiều tác nhân gây bệnh, phổ biến nhất là:

  • Virus: Nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ, thường do Adenovirus hoặc Herpesvirus. Bệnh lây qua dịch tiết nhưng phần lớn có thể tự khỏi. Trường hợp nặng có thể cần thuốc kháng virus hoặc kháng sinh để tránh bội nhiễm.
  • Vi khuẩn: Các vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu vàng, lậu cầu,... gây đau mắt đỏ với triệu chứng chảy mủ, cộm mắt, bết dính. Điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh.
  • Dị ứng: Xuất hiện ở người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên như lông thú, bụi, phấn hoa. Dù không lây nhiễm, nhưng vẫn cần bảo vệ mắt và điều trị kịp thời.

Các loại thuốc điều trị đau mắt đỏ

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo giúp duy trì độ ẩm, hạn chế khô mắt và viêm kết mạc – hai triệu chứng thường gặp khi bị đau mắt đỏ.

Thuốc chống dị ứng

Đối với đau mắt đỏ do dị ứng, có thể sử dụng thuốc kháng Histamin H1 như Antazoline, Clorpheniramin, Diphenhydramine,... Các thuốc này có tác dụng ngắn hạn, chỉ nên dùng tối đa 4 lần/ngày và không liên tục quá 2-3 ngày để tránh kích ứng. Người đeo kính áp tròng nên tháo kính, nhỏ thuốc và đợi 10 phút trước khi đeo lại.

Thuốc co mạch

11739936042.jpeg
Đau mắt đỏ uống thuốc gì?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các thuốc co mạch chứa Tetrahydrozoline, Phenylephrine hoặc Naphazoline giúp giảm giãn mạch và hạn chế khó chịu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá 2 lần/ngày và không kéo dài quá 3 ngày để tránh nhờn thuốc, làm bệnh tái phát nặng hơn.

Thuốc kháng sinh

Dùng trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc do virus có bội nhiễm, giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

Vitamin bổ mắt

Các vitamin A, B, E có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe mắt trong quá trình điều trị.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau mắt đỏ

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh biến chứng:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Người bệnh cần sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng theo chỉ định, không tự ý điều chỉnh hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Việc sử dụng sai cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Bảo quản và sử dụng thuốc đúng cách: Khi nhỏ thuốc, cần tránh để đầu lọ thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cần bảo quản thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, đặc biệt là các loại thuốc dạng dung dịch để tránh mất tác dụng.
  • Tái khám khi cần thiết: Nếu sau một thời gian điều trị mà triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn như sưng đau, chảy nhiều dịch, giảm thị lực, người bệnh cần đi khám ngay để được điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
  • Tránh áp dụng mẹo dân gian: Một số phương pháp truyền miệng như đắp hành củ, nhỏ sữa mẹ hay xông lá trầu không được khuyến khích vì có thể gây kích ứng, làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm và tăng nguy cơ biến chứng.
  • Khám chuyên khoa khi có dấu hiệu bất thường: Nếu bệnh có diễn tiến bất thường hoặc không thuyên giảm sau vài ngày điều trị, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ. Nếu có triệu chứng bệnh, hãy chú trọng vệ sinh mắt sạch sẽ, bảo vệ mắt cẩn thận và thăm khám kịp thời để đảm bảo sức khỏe đôi mắt.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau mắt đỏ
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
Đăng ký trực tuyến