Triệu chứng và phòng chống chứng đau mắt đỏ

Thứ hai, 06/02/2023 | 16:50

Chứng đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp mỗi lúc giao mùa, khí trời thay đổi. Bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi và thực tế nhiều người vẫn quan niệm sai lầm rằng đeo kính râm có thể ngăn ngừa sự lây lan của đau mắt đỏ.

01675677679.jpeg

Triệu chứng và phòng chống chứng đau mắt đỏ

Nhận biết chứng đau mắt đỏ

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chứng đau mắt đỏ gặp ở nhiều lứa tuổi và thực tế chúng là do một loại virus gây ra (Adenovirus). Nguyên nhân khách quan khiến đau mắt đỏ rất dễ lây lan và tạo thành dịch là do người dân chưa nhận biết được đường lây và các phòng tránh bệnh đúng đắn. Mặc dù đau mắt đỏ về cơ bản được coi là đau mắt lành tính. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như loét giác mạc, giảm thị lực, mù lòa.

Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc họng hạch. Quan niệm nhìn vào mắt nhau sẽ lây bệnh và đeo kính râm giúp phòng ngừa sự lây lan là hoàn toàn sai. Theo nghiên cứu, Adenovirus gây đau mắt đỏ lây qua đường thở, dịch nước bọt, dịch nước mắt, do tiếp xúc (ví dụ bắt tay sau đó đưa tay lên dụi mắt…). Trong đó dịch nước mắt chứa nhiều virus nhất và gây nguy cơ lây lan lớn nhất.

Nhận biết chứng đau mắt đỏ dựa trên những triệu chứng đặc trưng như: mắt đỏ, nhiều tơ máu, có ghèn. Bệnh nhân có triệu chứng cơ năng là đau rát mắt, ngứa nhiều và sưng mắt. Thường triệu chứng sẽ khởi phát ở 1 bên mắt và sau đó lan sang bên đối diện và làm cả 2 mắt đau rát. Nhiều bệnh nhân phản ánh rằng mỗi sáng thức dậy khó mở mắt do ghèn và dử mắt dính chặt hai mí mắt. Dử và ghèn có thể màu trắng, xanh hay vàng. Mi mắt sưng đau nhiều, mọng và đỏ, ngứa và gây khó chịu, chảy nhiều nước mắt.

Ngoài các triệu chứng tập trung ở mắt, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, ho, nổi hạch ở tai và thị lực suy giảm - nhìn mờ.

Phòng tránh chứng đau mắt đỏ sao cho đúng?

Như đã đề cập, đa số người dân đang có hiểu nhầm về cách phòng chứng đau mắt đỏ. Điều này khiến cho đau mắt đỏ càng dễ dàng lây lan trong cộng đồng hơn. Việc đeo kính râm giúp tránh ánh sáng mạnh gây khó chịu cho người bệnh chứ không hề có tác dụng phòng ngừa sự lây lan.

Đau mắt đỏ gây ảnh hưởng tới thị lực và nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt những trường hợp đau mắt kéo dài lại càng ảnh hưởng lớn hơn. Sau đây giảng viên Cao đẳng Dược sẽ hướng dẫn phòng ngừa chứng đau mắt đỏ đúng cách:

1. Luôn duy trì vệ sinh cá nhân, đặc biệt chú ý rửa tay sử dụng xà phòng thơm trước, sau khi đi vệ sinh.

2. Không được dùng tay dụi mắt, đưa vào mũi, vào miệng.

3. Không được sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, khẩu trang, bàn chải đánh răng,…

4. Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, miệng, họng. (Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nước súc miệng, súc họng nước muối ấm…)

5. Hạn chế đến những khu vực công cộng đông người khi không cần thiết để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

6. Với người bệnh, cần đeo khẩu trang để tránh virus Adeno lây cho người lành thông qua đường hô hấp. Dùng khăn che miệng khi ho, hắt hơi.

Về cơ bản, chứng đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc với dịch nước mắt, nước bọt và qua đường hô hấp. Nên 6 biện pháp cơ bản kể trên sẽ ngăn mầm bệnh lây lan hiệu quả nhất. Đặc biệt cần lưu ý rằng, chứng đau mắt đỏ có thể lây lan sau một tuần từ khi hết các triệu chứng đau mắt. Người bệnh vẫn cần duy trì việc phòng tránh lây lan cho người lành trong giai đoạn này.

Hướng dẫn điều trị chứng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ về cơ bản là lành tính, tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy tốt nhất bệnh nhân vẫn nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt.

Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bệnh nhân nên rửa mắt để làm sạch dử và ghèn mắt, sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi rửa nên chú ý hãy rửa bên mắt bị đau nhẹ trước, bên mắt bị đau nặng sau. Dùng gạc hứng nước dưới đuôi mắt khi rửa để tránh nước chảy ra dính vào đồ vật xung quanh gây lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh. Sau khi rửa sạch mắt, người bệnh cần dùng gạc khô thấm sạch nước sau đó rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ hoàn toàn virus trên tay trước khi sang bước tiếp theo là sử dụng các loại thuốc mắt.

11675677679.jpeg

Sử dụng thuốc nhỏ mắt TOBRAMYCIN

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Trường hợp viêm kết mạc có nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn các dung dịch kháng sinh hoặc thuốc mỡ kháng sinh như tobramyxin hay ofloxaxin. Viêm kết mạc do Adenovirus không có bội nhiễm thì dùng kháng sinh như một biện pháp dự phòng.

Trên đây là những chia sẻ về cách phòng và điều trị chứng đau mắt đỏ. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

Trong khoảng thời gian 5 năm, chỉ tiêu tuyển sinh thông qua phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảm từ 70% xuống còn 15%.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Đăng ký trực tuyến