Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Thứ năm, 28/03/2024 | 09:42

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.

01711594170.jpeg
Dị ứng kháng sinh có thể được phát hiện sau vài phút hoặc vài tuần sau khi sử dụng thuốc

Tìm hiểu về dị ứng kháng sinh

Dị ứng kháng sinh là gì?

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, kháng sinh là những hợp chất kháng khuẩn được sản xuất từ các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và Actinomycetes. Trong y học, chúng thường được sử dụng để ngăn chặn và kiểm soát phát triển của vi sinh vật gây bệnh, cũng như chống lại các bệnh nhiễm trùng, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng có thể gây ra nguy cơ dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay sau khi sử dụng kháng sinh hoặc trong khoảng vài phút đến vài tuần sau. Đáng lưu ý, dị ứng không nhất thiết phải xuất hiện từ lần sử dụng đầu tiên mà có thể phát triển sau những lần sử dụng sau đó.

Cơ chế của phản ứng dị ứng liên quan đến các chất trung gian miễn dịch. Kháng thể IgE đặc hiệu thường gây ra phản ứng dị ứng nhanh, trong khi các tế bào T hoặc các chất trung gian miễn dịch không phải IgE có thể dẫn đến phản ứng dị ứng muộn.

Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng kháng sinh

Có một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi phát hiện dị ứng kháng sinh bao gồm:

  • Phát ban, da đỏ, ngứa, sưng hoặc bong tróc.
  • Họng căng tức, khó thở hoặc thở khò khè.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Chảy nước mắt hoặc mũi.

Ngoài ra, có nguy cơ gặp phản vệ khi dị ứng với kháng sinh. Đây là một phản ứng nhanh chóng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng thường gặp của phản vệ bao gồm:

  • Ban đỏ toàn thân hoặc ngứa trên da.
  • Phù nề đường thở: khàn giọng, nuốt vướng, thở rít.
  • Khó thở.
  • Tức ngực.
  • Co giật, lo lắng, kích thích, lơ mơ.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Lưỡi và họng sưng phồng.
  • Chóng mặt.
  • Mê sảng, ngất xỉu.

Những phản ứng này có thể xuất hiện từ vài phút đến một giờ sau khi sử dụng kháng sinh. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay để kiểm soát tình trạng dị ứng.

11711594170.jpeg
Các triệu chứng khi bị dị ứng kháng sinh

Phương pháp chẩn đoán dị ứng kháng sinh

Theo Cô Lê Anh Đào – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để xác định liệu bệnh nhân có bị dị ứng kháng sinh hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp các thông tin sau:

  • Loại thuốc kháng sinh được sử dụng gần đây.
  • Lịch sử sử dụng các loại kháng sinh trước đó trước khi có các phản ứng dị ứng.
  • Tiền sử về dị ứng kháng sinh.
  • Các vấn đề về sức khỏe khác mà bệnh nhân đang gặp phải.

Sau khi kiểm tra sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán dị ứng kháng sinh. Các loại xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm máu, test lẩy da và dị ứng nội tiết, cũng như test áp bì để đánh giá phản ứng của cơ thể.

Khi bị dị ứng kháng sinh nên làm gì?

Khi bạn gặp phản ứng dị ứng kháng sinh, điều quan trọng nhất là ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Sau đó, bạn có thể được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng histamin (cetirizin, astemizol, fexofenadin, loratadin) hoặc thuốc kháng viêm corticoid (methylprednisolon, prednisolon). Việc tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định là cực kỳ quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đối với những trường hợp gặp sốc phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nguy hiểm khác, việc xử lý cấp cứu là cần thiết. Dụng cụ tiêm epinephrine tự động có thể hữu ích trong tình huống khẩn cấp này. Bệnh nhân cần được tiêm ngay lập tức và sau đó đưa đến bệnh viện để cấp cứu trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn một loại thuốc kháng sinh thay thế thích hợp, không gây ra phản ứng chéo với những loại thuốc trước đó.

Phương pháp phòng ngừa dị ứng kháng sinh

Để ngăn ngừa dị ứng kháng sinh một cách hiệu quả, hãy tuân thủ những hướng dẫn dưới đây:

  • Không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện.
  • Luôn kiểm tra nguồn gốc, thành phần và chất lượng của thuốc trước khi sử dụng.
  • Chuẩn bị dụng cụ chống sốc bằng cách mang theo bút tiêm epinephrine để xử lý kịp thời các trường hợp khẩn cấp.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ khi bạn gặp phản ứng dị ứng kháng sinh.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào da. Đây là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, không có khả năng xâm lấn hay di căn đến các cơ quan khác. Vậy u da lành tính có nguy hiểm không?
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Đăng ký trực tuyến