Điểm danh các loại thuốc hỗ trợ giảm đầy hơi chướng bụng

Thứ sáu, 24/01/2025 | 08:51

Đầy hơi chướng bụng là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là các loại thuốc hỗ trợ điều trị đầy hơi, chướng bụng cùng những lưu ý giúp phòng ngừa hiệu quả.

01737683748.jpeg
Đầy hơi chướng bụng là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến

Nguyên nhân gây ra đầy hơi chướng bụng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, người bị đầy hơi chướng bụng thường gặp các triệu chứng như bụng căng, phình to dù không ăn uống nhiều, cảm giác no tức ở vùng bụng trên, kèm theo ợ hơi, xì hơi thường xuyên, đau bụng, chán ăn, sợ ăn. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi,...

Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng

Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm tái sống, quá nhiều đồ chiên xào, ăn quá nhanh, ăn quá no, vừa ăn vừa nói chuyện, hoặc nằm ngay sau khi ăn.

Không dung nạp thực phẩm: Một số người không dung nạp Lactose trong sữa, Fructose trong trái cây, hoặc Gluten (protein trong ngũ cốc).

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ngồi lâu, ít vận động.

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng vi sinh đường ruột, kháng thuốc, hoặc làm suy yếu đại tràng.

Căng thẳng kéo dài: Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây đầy bụng khó tiêu.

Bệnh lý tiêu hóa: Một số bệnh lý làm giảm chức năng tiêu hóa, giảm hấp thụ thức ăn, dẫn đến đầy hơi chướng bụng, gồm:

  • Viêm đại tràng.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Bệnh Celiac.

Những loại thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đầy hơi chướng bụng:

  • Thuốc chống axit: Giúp trung hòa axit dịch vị trong dạ dày, giảm hiệu quả triệu chứng đầy hơi, đặc biệt phù hợp với trường hợp do thừa axit.
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Khi dạ dày co bóp kém, thức ăn khó được vận chuyển, tăng nguy cơ đầy hơi. Loại thuốc này hỗ trợ điều hòa sự co bóp, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn, cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Men tiêu hóa: Thường được bác sĩ chỉ định khi đầy hơi do rối loạn tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Nhóm ức chế proton (PPI): Không chỉ giảm triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua mà còn giúp kiểm soát sản sinh axit dịch vị hiệu quả.
11737683748.jpeg
Các loại thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các loại thuốc này hỗ trợ giảm đầy hơi chướng bụng, nhưng việc lựa chọn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu triệu chứng không cải thiện sau vài ngày, cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Các mẹo hỗ trợ điều trị đầy hơi chướng bụng

Để giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

Bài thuốc dân gian

Sử dụng các nguyên liệu như tỏi, gừng tươi, bạc hà, và quế để cải thiện tình trạng đầy hơi. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng, đặc biệt nếu đang dùng thuốc điều trị.

Chườm ấm

Dùng túi chườm hoặc chai nước nóng chườm lên bụng giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Massage bụng

Massage quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 phút mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nên ăn:

  • Rau xanh, trái cây (lê, táo, chuối, nho,…) để bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Rau gia vị như tía tô, gừng, tỏi để kích thích dịch mật và men tiêu hóa.
  • Sữa chua nhằm bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Cần tránh:

  • Thực phẩm mặn, gây tích nước và tăng chướng bụng.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa khi đang bị chướng bụng.
  • Rau sống, gỏi, thịt tái sống.
  • Nước ngọt có gas, bia, rượu.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn nếu cần.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa làm việc.
  • Ngủ đủ giấc, kết hợp nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Tránh căng thẳng kéo dài.
  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là yoga (xoay eo, gập người) để cải thiện nhu động ruột và giảm căng thẳng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Mặc dù có kích thước nhỏ bé, nhưng kiến ba khoang có thể gây ra không ít phiền toái khi tiếp xúc phải. Nhiều người thắc mắc nên bôi thuốc gì khi bị kiến ba khoang cắn để điều trị hiệu quả.
Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai nội tiết là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ nữ hiện đại nhờ tính hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, dù đã được cải tiến về độ an toàn, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ.
ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

ALS ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

Do triệu chứng ALS khởi phát chậm và tiến triển từ từ, việc phát hiện ban đầu gặp khó khăn. Chẩn đoán cần loại trừ nhiều bệnh tương tự nên thường mất thời gian mới xác định chính xác.
Cây Kế sữa: Vị thuốc thần dược bảo vệ gan

Cây Kế sữa: Vị thuốc thần dược bảo vệ gan

Cây kế sữa (Cúc gai, Kế thánh) là thảo dược họ Cúc, phổ biến ở Địa Trung Hải. Chứa silymarin chống oxy hóa mạnh, cây hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và ung thư.
Đăng ký trực tuyến