Hạt dổi rừng là loại gia vị độc đáo, được ví như “vàng đen” là một trong những loại gia vị đặc trưng nhất của vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Không chỉ là gia vị cho các món ăn của đồng bào Tây Bắc mà còn là vị thuốc quý
Hạt dổi rừng là loại gia vị độc đáo, được ví như “vàng đen” là một trong những loại gia vị đặc trưng nhất của vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Không chỉ là gia vị cho các món ăn của đồng bào Tây Bắc mà còn là vị thuốc quý
Bạn hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu thêm về loại “Vàng đen” này nhé!
Hạt Dổi tươi
Tên gọi khác: Dổi xanh, Dổi bắc, DổiTây Nguyên, Dổi Hoà Bình,…
Tên khoa học: Michelia tonkinensis A.Chev. họ Ngọc lan (Magnoliaceae).
Cây dổi là loại thân gỗ lớn cổ thụ lâu năm, có cây sống đến trăm năm. Thân thẳng, tròn đều, phân cành tầng cao. Cây gỗ trưởng thành cao khoảng 20 – 30m, đường kính 6 – 7 m, màu nâu sáng nhẫn bóng.
Lá đơn mọc cách, hình bầu dục dài, nhẵn, rộng 2-5cm, dài 7-15cm, gân bên lá 10-16 đôi.
Hoa đơn có màu trắng hay vàng nhạt,mọc ở đầu cành có 9 cánh chia nhiều lớp,có lông, mùi rất thơm.
Quả kép dạng chùm, có eo thắt, bên trong chứa từ 1-4 hạt. Hạt có màu đỏ đậm, chuyển dần sang màu nâu đen. khi phơi khô
Mùa Hoa: có 2 vụ: tháng 3 – 4 và tháng 7 – 8, Mùa quả: khoảng tháng 7 hàng năm.
Phân bố: Cây dổi là một loại cây gỗ lâu năm. là loại cây gỗ đặc hữu của Việt Nam, có giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, loài cây này có từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
Hiện nay do bị khai thác lấy gỗ kiệt nên dổi trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng và do hạt bị thu hái quá mức nên số lượng cây tái sinh tự nhiên ít.
Loài cây dổi ăn hạt được ở nước ta, đang được coi là một trong những loài cây gỗ bản địa chính để phục vụ công tác trồng và phục hồi rừng tự nhiên.
Thu hái: Thường thu hái vào mùa quả của nó vào tháng 7 hằng năm
Chế biến: Hạt dổi nên sử dụng đến đâu thì chế biến đến đó. Số lượng kiến nghị dùng 1,3,5,7 hạt cho một lần dùng.
Bảo quản: Phần hạt chưa sử dụng tới cần bảo quản tốt ở nơi khô ráo, thoáng
Đối với người dân vùng Tây Bắc, hạt dổi vừa là một thứ gia vị độc đáo trong các ché món ăn, cũng vừa là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về xương khớp và tiêu hoá
3.1. Lợi ích cho hệ tiêu hoá
Hạt dổi là vị thuốc quý chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp
Rượu ngâm từ Hạt dổi có tác dụng làm thuốc xoa bóp cho các bệnh đau nhức cơ, nặng mỏi tay chân rất hiệu quả. giúp hỗ trợ các triệu chứng bệnh xương khớp như thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp,…
Hạt dổi dùng để ngâm rượu ngâm theo tỷ lệ 1:3(1 kg hạt khô với 3 lít rượu trắng). Ngâm ngập hạt, ngâm ít nhất 3 tháng. Đặc biệt vào những tháng mùa đông, dùng rượu dổi 2 – 3 lần/ngày ở các khớp sẽ giúp giảm tình trạng đau, sưng
Là một trong những gia vị độc đáo nhất của miền Tây Bắc, cùng với hạt mắc khén. Với tinh dầu là thành phần chính , là 1 loại gia vị này có mùi thơm và vị hơi cay. Hạt này là một thành phần không thể thiếu dùng để ướp cá, thịt …. “Thịt trâu gác bếp” – Đặc biệt đây một món ăn đậm chất núi rừng Việt Nam, rất độc đáo nhờ hương vị của “Vàng đen” này
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Được mệnh danh là “vàng đen” của núi rừng Tây Bắc Hạt Dổi có giá khá cao nên bị làm giả rất nhiều. Người dân cần chọn mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. ở những cơ sở uy tín,
Hạt dổi rừng là loại gia vị độc đáo, được ví như “vàng đen” là một trong những loại gia vị đặc trưng nhất của vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Không chỉ là gia vị cho các món ăn của đồng bào Tây Bắc mà còn là vị thuốc quý được cho là có rất nhiều công dụng chữa tiêu hóa và bệnh về xương cốt...
Tuy là một trong những thảo dược, là gia vị khá lành tính, nhưng những người có cơ địa hàn lạnh dễ bị tiêu chảy, không nên dùng nhiều./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung