Mù u được xem như làm một vị thuốc được sử dụng nhiều trong YHCT, hầu như toàn bộ cây của nó như rễ, lá, nhựa mủ, hạt hay Dầu ép từ hạt đều là vị thuốc. Được ứng dụng trong chữa sưng tấy, sưng họng,…
Mù u được xem như làm một vị thuốc được sử dụng nhiều trong YHCT, hầu như toàn bộ cây của nó như rễ, lá, nhựa mủ, hạt hay Dầu ép từ hạt đều là vị thuốc. Được ứng dụng trong chữa sưng tấy, sưng họng,…
Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu thêm về cây thuốc này nhé!
Cây Mù u
Tên gọi khác: Hồ đồng, Đồng hồ, Khung tung, Khchyong,
Tên khoa học: Calophyllum inophyllum L., Thuộc họ (Clusiaceae) Măng cụt .
Mù u là một cây cao 10 – 20m dáng đẹp. có đường kính thân trung bình khoảng 30 – 40cm
Lá mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắt lại, phiến lá dài 10 – 16cm, rộng 6 – 8cm, gân rất nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rõ cả hai mặt lá.
Hoa màu trắng, to và thơm, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Nhờ màu trắng đặc biệt của hoa. mà người ta phân biệt được cây mù u với cây khác
Quả loại hạch, hình cầu, đường kính chừng 2-2,5cm, khi chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mỏng, vỏ quả trong dày, cứng.
Hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. Mùa hoa: tháng 3 – 6; mùa quả 10 – 12.
Cây Mù u phân bố rộng rãi ở các nước Đong Nam Á và một số đảo ở Nam Thái Bình Dương.
Ở nước ta, Cây mù u mọc hoang tại những vùng đất cát tại bờ biển và được trồng tại rất nhiều khắp nơi ở nước ta
Thu hái, chế biến
Hạt thu hái tháng 10 -12, đem đập vỡ vỏ lấy nhân, dùng tươi hoặc ép lấy dầu.
Nhựa thì lấy quanh năm, đem phơi khô, tán bột dùng.
Toàn cây ( Lá, rễ, thân, nhựa mũ) nhưng chủ yếu là dầu được ép từ hạt mù u. và nhưa của cây
Kết quả tại Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra kết luận dầu mù u có tính kháng khuẩn với các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-)
Ngoài ra, dầu Mù u còn có tác dụng tốt chữa trị mạch lươn.
Dầu mù u được dùng bôi ngoài da, bôi lên vị trí muốn điều trị, để làm liền sẹo, còn có để điều trị viêm da hoặc sát trùng da.
Theo Petard (1940) este etylic dầu mù u dùng để chữa trị có kết quả chứng viêm dây thần kinh do bệnh hủi.
Liều dùng: 5 – 10ml (tiêm bắp thịt sâu), 5 – 20ml (uống). Có thể dùng uống nhiều ngày liền vì không độc.
6. Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mù u
Một số bài thuốc có sử dụng dược liệu mù u sau:
Hạt mù u khô
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chưa thấy có tài liệu nào ghi chú gì đặc biệt nên Dược liệu này tương đối lành tính.
Như vậy, qua bài viết ta thấy Mù u là dược liệu được ứng dụng khá rộng rãi trong chữa trị bệnh: sưng tấy, đau dạ dày, thấp khớp, sưng họng, tai có mủ, tràng nhạc viêm loét nhiễm trùng, mụn nhọt ghẻ lở, giải độc…
Khi dùng cần cẩn trọng, trước khi sử dụng nên tham khảo kỹ bác sĩ để tránh gặp rủi ro ngoại ý. /.
Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung