Hiểu rõ Dorogyne: Thành phần, tác dụng, giá và hướng dẫn sử dụng

Thứ ba, 18/07/2023 | 11:35

Thuốc Dorogyne là gì? Thuốc Dorogyne được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kĩ về thuốc Dorogyne trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

01689655185.jpeg

Hộp thuốc và vỏ thuốc Dorogyne

Thành phần hoạt chất: Spiramycin, Metronidazol.

Thuốc có thành phần tương tự: Naphacogyl, Arme-Rogyl, Vinphazin,..

Dorogyne là thuốc gì? Thành phần trong công thức thuốc

Theo các Dược sĩ Nhà thuốc, Dorogyne là thuốc có sự phối hợp giữa Spiramycin – kháng sinh nhóm Macrolid và Metronidazol – kháng sinh nhóm Nitro-5-imidazol. Đây là một phối hợp đặc trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng.

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất: Spiramycin base, Metronidazol.

Tá dược: Lactose, Starch 1500, Povidon, Natri Croscarmellose, Avicel, Magnesi stearat, Aerosil, Hydroxypropylmethyl cellulose 15cP, Hydroxypropylmethyl cellulose 6cP, Polyethylen glycol 6000, Talc, Titan dioxyd, Màu Ponceau lake.

Giá thuốc Dorogyne bao nhiêu tiền?

Thuốc Dorogyne có giá khoảng 36.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, giá cả có thể thay đổi tùy theo thời điểm và các yếu tố khác.

Công dụng của thuốc Dorogyne?

  • Dorogyne được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng cấp và mạn tính hoặc tình trạng tái phát như áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm miệng,…
  • Thuốc Dorogyne được dùng để phòng các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật
  • Ngoài ra, thuốc còn dùng như một kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật và phòng ngừa ở bệnh nhân bị giảm sức đề kháng của cơ thể

Chống chỉ định của thuốc Dorogyne

Không nên sử dụng thuốc Dorogyne nếu bệnh nhân thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với Imidazol hoặc Spiramycin, Erythromycin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc
  • Đối tượng sử dụng là trẻ em dưới 6 tuổi

Cách dùng thuốc Dorogyne hiệu quả

Cách dùng

Thuốc Dorogyne được dùng theo đường uống và nên dùng thuốc uống trong các bữa ăn.

Liều dùng thuốc Dorogyne

Người lớn

  • Liều: uống 4 – 6 viên/ngày, mỗi ngày chia 2 – 3 lần uống.
  • Lưu ý, trong trường hợp nặng, có thể tới 8 viên/ngày.

Trẻ em

  • Từ 6 – 9 tuổi: dùng liều 2 viên/ngày, chia thành 2 lần/ ngày
  • Từ 10 – 15 tuổi: dùng liều 3 viên/ngày, chia thành 3 lần/ ngày

Tác dụng phụ của thuốc Dorogyne

  • Thuốc gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Nổi mề đay
  • Xuất hiện vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng, giảm bạch cầu vừa phải phục hồi ngay sau khi ngừng thuốc
  • Cũng có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, hiện tượng mất điều hòa vận động, dị cảm, viêm đa thần kinh cảm giác và vận động do thời gian điều trị kéo dài mặc dù hiếm khi xảy ra

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Dorogyne

  • Disulfiram
  • Các thuốc chống đông máu (warfarin)
  • Dẫn chất cura không khử cực (Vecuronium)
  • Fluoro-uracil
  • Lithium

Những lưu ý khi dùng thuốc Dorogyne

  • Nếu xảy ra tình trạng mất điều hòa vận động, chóng mặt, lẫn tâm thần thì nên ngưng thuốc
  • Lưu ý đối với người bị bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên, ổn định hoặc tiến triển thì nguy cơ trên tâm thần có thể trầm trọng thêm
  • Tránh uống rượu (hiệu ứng Antabuse)
  • Trường hợp bị giảm bạch cầu, dựa vào mức độ nhiễm trùng mà quyết định việc tiếp tục điều trị hay không
  • Thận trọng khi dùng Spiramycin cho người rối loạn chức năng gan vì thuốc có thể gây độc cho gan
  • Ngoài ra, việc dùng Dorogyne liều cao để điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí và điều trị bệnh do Amip và do Giardia có thể gây rối loạn tạng máu và các bệnh thần kinh thể hoạt động

11689655185.jpeg

Sử dụng thuốc cùng với rượu có thể gây ra hiệu ứng Antabuse

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc hiếm khi gây ra tác động lên thần kinh trung ương như chóng mặt nên có thể sử dụng trên đối tượng này. Tuy nhiên, theo ThS Tôn Thảo Vy – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho rằng, cũng cần thận trọng, nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện triệu chứng trên thì nên ngưng dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Thuốc Dorogyne đi qua được nhau thai, do đó, nên tránh dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, Metronidazol và spiramycin có bài tiết qua sữa mẹ, vì thế, tránh sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.

Xử trí khi quá liều Dorogyne

Quá liều Metronidazol

Metronidazol uống 1 liều duy nhất tới 15g đã được báo cáo.

Triệu chứng quá liều

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất điều hòa
  • Tác dụng độc thần kinh gồm có co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên đã được báo cáo

Xử trí

  • Vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu
  • Tập trung điều trị triệu chứng và hỗ trợ

Quá liều Spiramycin

Triệu chứng của quá liều: buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…

Xử trí

  • Báo ngay cho Bác sĩ thông tin về quá liều Spiramycin
  • Tập trung điều trị triệu chứng

Xử trí khi quên một liều Dorogyne

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Dorogyne tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 30 ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Dorogyne được tổng hợp từ tin y tế mới nhất. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Dorogyne
Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến