Hiểu rõ về nhiễm trùng và cách phòng tránh

Thứ tư, 06/03/2024 | 10:10

Vào năm 1880, nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur đã khẳng định rằng vi khuẩn chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh. Nhiễm trùng là một tình trạng sức khỏe phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi độ tuổi.

01709695254.jpeg
Nhiễm trùng là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng là gì?

Theo chia sẻ từ Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiễm khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng, là sự phát triển của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong cơ thể, gây ra các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Biểu hiện thường gặp là hội chứng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.

Nhiễm trùng có thể xuất phát từ một vị trí cụ thể hoặc lan truyền qua hệ thống tuần hoàn. Mặc dù nhiều vi sinh vật tồn tại tự nhiên trong cơ thể mà không gây hại, ví dụ như vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột. Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, và chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và lây lan theo cách tương tự. Tuy nhiên, vi khuẩn và virus khác nhau về cấu trúc và cách hoạt động:

  • Vi khuẩn là các tế bào phức tạp có thể tự tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Một số vi khuẩn không gây hại và thậm chí là có ích, nhưng có những loại gây bệnh. Có nhiều vi khuẩn thường trú trong cơ thể con người, đặc biệt là trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn.
  • Virus có kích thước nhỏ hơn và không phải là tế bào. Chúng cần một vật chủ như con người hoặc động vật để nhân lên. Virus xâm nhập vào tế bào của vật chủ để nhân lên và gây nhiễm trùng.

Thế nào là nhiễm khuẩn bệnh viện?

Nhiễm khuẩn bệnh viện là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Những bệnh nhân này không mắc các bệnh nhiễm khuẩn trước khi nhập viện.

Trong 48 giờ đầu sau khi nhập viện, các trường hợp nhiễm khuẩn không được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên, nếu một số bệnh nhân không mắc bệnh trước khi nhập viện nhưng sau đó phát bệnh sau một thời gian điều trị, có thể xem xét là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ví dụ: nhiễm viêm gan virus B hoặc C, HIV, viêm xương khớp do đóng đinh nội tủy... các bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài.

Bệnh nhiễm trùng có các triệu chứng gì?

11709695254.jpeg
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng

Cô Trương Thị Thanh Nga - Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng (do vi khuẩn và virus) bao gồm ho, hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Đây là cách mà hệ thống miễn dịch phản ứng để loại bỏ sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, nhiễm trùng do vi khuẩn và virus có những đặc điểm khác nhau, chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về cấu trúc và cách phản ứng với thuốc của chúng. Do đó, các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng có thể rất đa dạng.

Các loại nhiễm trùng theo vị trí bệnh

Nhiễm trùng có thể được phân loại dựa trên vị trí giải phẫu của cơ quan bị ảnh hưởng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng da
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Nhiễm trùng từ các mô xung quanh răng hoặc có nguồn gốc từ răng
  • Nhiễm trùng âm đạo
  • Nhiễm trùng dạ dày

Các loại nhiễm trùng theo thể bệnh

  • Nhiễm trùng đơn độc: Nhiễm trùng gây ra bởi một loại vi sinh vật duy nhất.
  • Nhiễm trùng phối hợp: Nhiễm trùng gây ra bởi hai hoặc nhiều loại vi sinh vật khác nhau.
  • Nhiễm trùng thứ phát: Nhiễm trùng xảy ra trên một cơ thể yếu đuối do một nhiễm trùng khác (ví dụ như nhiễm nấm Candida thứ phát trên bệnh nhân mắc HIV/AIDS).
  • Nhiễm trùng cục bộ: Nhiễm trùng tập trung tại một vị trí cụ thể trên cơ thể.
  • Nhiễm trùng toàn thân.
  • Nhiễm trùng cấp tính: Nhiễm trùng phát triển nhanh và có thể gây ra các triệu chứng cấp tính như cúm, lỵ.
  • Nhiễm trùng mạn tính: Nhiễm trùng kéo dài trong thời gian dài và thường xuất hiện với các triệu chứng nhẹ hoặc không rõ ràng.

Các phương pháp phòng tránh bệnh nhiễm trùng

  • Thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn cảm lạnh.
  • Tránh bắt tay với người đang mắc cảm lạnh và hạn chế tiếp xúc với mắt hoặc mũi ngay sau đó, vì vi khuẩn hoặc virus có thể lây lan thông qua tiếp xúc này.
  • Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh nhanh chóng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Lưu trữ rau củ và thịt tươi riêng biệt, và sử dụng các dụng cụ nấu ăn khác nhau cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Chế biến thịt sạch sẽ và đảm bảo nấu chín kỹ trước khi sử dụng, để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục, do các dịch cơ thể có thể chứa vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo phác đồ điều trị.
  • Tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh do virus như viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: nhiễm trùng
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến