Hộ Tạng Đường: Hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 21/08/2023 | 16:11

Hộ Tạng Đường là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được sử dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch, thần kinh ở người bệnh đái tháo đường.

ho-tang-duong

Hộ Tạng Đường hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol

1. Hộ Tạng Đường là thuốc gì?

Hộ Tạng Đường là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ được sản xuất từ thảo dược thiên nhiên như Câu kỷ tử, cao Mạch môn, cao Hoài sơn, cao Nhàu, Alpha Lipoic acid. Hộ Tạng Đường có tác dụng giúp hạ đường huyết, hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết, giảm cholesterol máu, tăng khả năng lưu thông máu, ngăn chặn máu đóng cục, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ, thần kinh ở người đái tháo đường. Hộ Tạng Đường được sử dụng cho người người bệnh đái tháo đường, người có nguy cơ cao bị đái tháo đường.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Hộ Tạng Đường?

Hộ Tạng Đường được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc viên nén với quy cách là hộp 3 vỉ x 10 viên nén.

Trong mỗi viên nén Hộ Tạng Đường có chứa thành phần chính là

Câu kỷ tử

200 mg

Cao Mạch môn

180 mg

Cao Hoài sơn

60 mg

Cao Nhàu

60 mg

Alpha Lipoic acid

20 mg

3. Hộ Tạng Đường được dùng cho những trường hợp nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: Hộ Tạng Đường được sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Người bệnh đái tháo đường.
  • Người có chỉ số đường huyết cao, người có nguy cơ cao bị đái tháo đường.

4. Cách dùng - Liều lượng của Hộ Tạng Đường?

Cách dùng: Hộ Tạng Đường được dùng đường uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên dùng thường xuyên trong thời gian với mỗi đợt từ 1-3 tháng.

Liều dùng:

  • Tăng cholesterol máu hoặc đường huyết không ổn định: Ngày uống 4-6 viên, chia 2 lần.
  • Các trường hợp khác: Ngày 4 viên, chia 2 lần.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng của người bệnh, cần dùng viên Hộ Tạng Đường theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ tư vấn về liều dùng, thời gian dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

ho-tang-duong-1

Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

5. Cách xử lý nếu quên liều Hộ Tạng Đường?

Nếu người bệnh quên một liều Hộ Tạng Đường nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều Hộ Tạng Đường tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Hộ Tạng Đường?

Hiện chưa có dữ liệu báo cáo về người bệnh dùng quá liều Hộ Tạng Đường. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều viên Hộ Tạng Đường, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng Hộ Tạng Đường?

Hộ Tạng Đường chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Hộ Tạng Đường hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng Hộ Tạng Đường cho những trường hợp sau:

Lưu ý Hộ Tạng Đường là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý hiệu qủa của sản phẩm Hộ Tạng Đường có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Người bệnh cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để được tư vấn kỹ rõ hơn.

Lưu ý sau mỗi liệu trình điều trị với Hộ Tạng Đường, cần được kiểm tra tình trạng bệnh tại các cơ sở chuyên khoa.

Lưu ý thông báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng viên Hộ Tạng Đường.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi Hộ Tạng Đường trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Hộ Tạng Đường cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Hộ Tạng Đường gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng Hộ Tạng Đường cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang vận hành máy móc, lái tàu hay lái xe. Hộ Tạng Đường không gây ảnh hưởng và có thể sử dụng cho đối tượng này.

ho-tang-duong-3

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Hộ Tạng Đường

8. Hộ Tạng Đường gây ra các tác dụng phụ nào?

Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về tác dụng phụ của Hộ Tạng Đường. Tuy nhiên, người bệnh khi hỗ trợ điều trị bằng Hộ Tạng Đường có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng viên Hộ Tạng Đường cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9. Hộ Tạng Đường tương tác với các thuốc nào?

Theo cho biết của Giảng viên Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo lâm sàng về tương tác thuốc Hộ Tạng Đường khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Hộ Tạng Đường có thể xảy ra tương tác với các thuốc hoá dược, thuốc dược liệu, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng điều trị của sản phẩm hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Hộ Tạng Đường trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn biết những loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường một cách an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

10. Bảo quản Hộ Tạng Đường như thế nào?

Hộ Tạng Đường được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Hộ Tạng Đường tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Nguồn tham khảo: duocphamaau.com: https://duocphamaau.com/san-pham/tpbvsk-ho-tang-duong.aspx

Theo Tin tức Y Dược tổng hợp từ DSCK1 Nguyễn Hồng Diễm - GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn Long Sâm, một vị thuốc quý mà vẫn ít người biết đến, thường được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian ngày nay. Dân gian thường coi Bàn Long Sâm như một loại thuốc bổ tương tự như Sâm và thậm chí có thể thay thế Sa Sâm hay Nhân Sâm.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh được các chuyên gia y tế chỉ định cho người bệnh sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Bệnh tay chân miệng có biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng có biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Trong trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn, cần được quan sát cẩn thận.
Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giữ cân nặng ổn định mà còn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng chống bệnh ung thư.
Đăng ký trực tuyến