Huyết áp thấp có đáng lo không? Làm sao để ổn định huyết áp?

Thứ hai, 10/06/2024 | 09:04

Nhiều người thường lo lắng về huyết áp cao mà xem nhẹ những vấn đề liên quan đến huyết áp thấp. Vậy huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm không và làm thế nào để ổn định huyết áp và bảo vệ sức khỏe?

01717985395.jpeg
Huyết áp thấp có gây nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có gây nguy hiểm không?

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, huyết áp là chỉ số đo áp lực của máu trong động mạch, được xác định qua hai chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nếu chỉ số này thấp hơn 90/60 mmHg, được gọi là huyết áp thấp.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp:

Tác dụng phụ của thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc gây mê, thuốc chống trầm cảm.

  • Mất nước.
  • Thay đổi tư thế đột ngột.
  • Nhiễm trùng cấp tính, chảy máu trong, suy tim, rối loạn nhịp tim.
  • Sốc phản vệ.
  • Đau thắt ngực do bệnh mạch vành.
  • Biến chứng bệnh tiểu đường.
  • Suy tĩnh mạch.

Biểu hiện khi huyết áp giảm đột ngột:

  • Chóng mặt, buồn nôn, nhìn mờ.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung.
  • Da lạnh, nhợt nhạt, ngất xỉu.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

  • Huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm tương tự như huyết áp cao. Người bệnh có thể bị choáng váng, ngất xỉu do não không nhận đủ máu.
  • Chảy máu nhiều, nhiễm trùng nặng hoặc phản ứng dị ứng có thể gây suy tuần hoàn và tử vong.

Trong nhiều trường hợp, người bị huyết áp thấp không gặp nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi huyết áp giảm đột ngột, có thể gây choáng và ngất xỉu. Nếu chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể có thể suy tuần hoàn nhanh chóng, đe dọa tính mạng. Hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện của huyết áp thấp giúp quản lý và phòng tránh hiệu quả, cần theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phương pháp ổn định huyết áp

Ngoài việc thắc mắc “huyết áp thấp có nguy hiểm không”, nhiều người còn quan tâm đến cách khắc phục tình trạng này để ổn định huyết áp và giảm nguy cơ cho sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp giúp ổn định huyết áp:

Dùng thêm muối:

Trong khi người bị huyết áp cao cần hạn chế muối, người bị huyết áp thấp lại cần bổ sung đủ muối. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lượng muối phù hợp.

11717985395.jpeg
Người bị huyết áp thấp cần bổ sung đủ muối

Uống nước đầy đủ:

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – GIảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, bổ sung nhiều nước mỗi ngày giúp tăng thể tích máu và giảm nguy cơ mất nước.

Sử dụng thuốc:

Thông thường, người bị huyết áp thấp không có triệu chứng nghiêm trọng nên bác sĩ ít khi yêu cầu dùng thuốc điều trị.

Điều chỉnh lối sống:

Để điều hòa huyết áp và tránh biến chứng nguy hiểm, hãy thực hiện các điều chỉnh sau:

  • Tránh bia rượu: Thói quen này có thể gây mất nước và giảm huyết áp. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều loại thực phẩm như rễ cam thảo, hạnh nhân, nước chanh, quả lựu, và các loại đậu. Tránh ăn quá nhạt nếu đang dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi tình trạng sức khỏe với bác sĩ.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Người bị huyết áp thấp không nên ngồi bắt chéo chân để không cản trở lưu thông máu.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Điều này giúp hạn chế tình trạng hạ huyết áp sau ăn.
  • Giữ ấm và điều chỉnh giấc ngủ: Không thức khuya, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, và tránh ra ngoài khi trời nắng gắt.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Người trên 50 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời xử lý các vấn đề bất thường.

Tập luyện cho người huyết áp thấp:

  • Tập thể dục đều đặn: Vận động hàng ngày giúp cơ tim khỏe hơn và cải thiện bơm máu. Chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe chậm, bơi lội, yoga, và bóng bàn để tăng cường sức mạnh cơ bắp và điều hòa huyết áp.
  • Tránh tập luyện cường độ cao: Không nên tham gia các môn thể thao như tập tạ, đá bóng, bóng chuyền, chạy nhanh, leo núi vì dễ gây hạ huyết áp. Tránh tập luyện liên tục trong thời gian dài, nên nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút tập luyện.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: huyết áp thấp
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến