AcoTea: Trà hỗ trợ tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba, 12/09/2023 | 15:08

AcoTea là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sử dụng giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của huyết áp thấp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi và hỗ trợ làm tăng cường sinh lực, hỗ trợ giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

AcoTea-1

AcoTea trà hỗ trợ giúp tăng huyết áp

1. AcoTea là thuốc gì? 

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM: AcoTea là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sản xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như Phụ tử, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Can khương, Cam thảo. Trà AcoTea có tác dụng tăng cường trí não, giảm mệt mỏi, kiếm soát huyết áp, hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ gan, kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trà AcoTea được sử dụng giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của huyết áp thấp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi, hỗ trợ làm tăng cường sinh lực, hỗ trợ giảm mệt mỏi và giảm suy nhược cơ thể.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của AcoTea?

AcoTea được sản xuất trên thị trường dưới dạng trà hoà tan với quy cách là hộp 20 gói x 4 g bột trà hoà tan.

Ranunculaceae

Trong mỗi gói trà hoà tan AcoTea có chứa thành phần chính là

  • Phụ tử (Radix Aconitum fortunei Ranunculaceae)

250 mg

  • Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosula Campanulaceae)

1000 mg

  • Hoàng kỳ (Radix Astragalus membranaceus Fabaceae)

1000 mg

  • Đương quy (Radix Angelica sinensis)

1000 mg

  • Can khương (Zingiber officinale)

150 mg

  • Cam thảo (Radix Glycyrrhiza uralensis)

500 mg

3. AcoTea được dùng cho những trường hợp nào?

AcoTea được sử dụng cho các trường hợp sau:

Người bị các triệu chứng do huyết áp thấp gây ra như:

+ Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.

+ Mệt mỏi, mặt tái, ra mồ hôi trộm, tức ngực, da nhợt nhạt.

+ Mất ngủ, kém tập trung, hay quên.

4. Cách dùng - Liều lượng của AcoTea?

Cách dùng: AcoTea được dùng đường uống. Hòa mỗi gói trà vào cốc nước nóng (khoảng 40ml).

Liều dùng: Mỗi lần uống 1 gói, ngày 3 – 5 gói.

Dùng thường xuyên hàng ngày trà AcoTea giúp hỗ trợ bồi bổ khí huyết và ổn định huyết áp.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng tiến triễn của người bệnh, cần dùng gói trà AcoTea theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng, thời gian dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

AcoTea-2

 Các dấu hiệu của huyết áp thấp

5. Cách xử lý nếu quên liều AcoTea?

Nếu người bệnh quên một liều AcoTea nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều AcoTea?

Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo về người bệnh dùng quá liều AcoTea. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều trà AcoTea, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc AcoTea?

AcoTea chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với sản phẩm AcoTea hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Người cao huyết áp.

Các trường hợp mất máu.

Thận trọng khi sử dụng AcoTea cho những trường hợp sau:  

Lưu ý thực phẩm AcoTea không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý hiệu qủa của AcoTea có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ điều trị để được tư vấn kỹ rõ hơn.

Lưu ý sau mỗi liệu trình điều trị với AcoTea, cần được kiểm tra tình trạng bệnh tại các cơ sở chuyên khoa.

Lưu ý phải ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc AcoTea.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng AcoTea trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng AcoTea cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng AcoTea gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng AcoTea cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái xe, lái tàu hay vận hành máy móc. Trà AcoTea không ảnh hưởng lên thần kinh trung ương, có thể sử dụng cho các đối tượng này.

AcoTea-3

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng AcoTea

8. AcoTea gây ra các tác dụng phụ nào?

Theo cho biết của Giảng viên Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về tác dụng phụ của thuốc AcoTea. Tuy nhiên, người bệnh khi hỗ trợ điều trị bằng trà AcoTea có thể gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng AcoTea, cần xin ý kiến hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để xử trí kịp thời.

9. AcoTea tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo lâm sàng về tương tác AcoTea khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Trà AcoTea có thể xảy ra tương tác với các thuốc dược liệu, thuốc hoá dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng hoặc thông báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng AcoTea một cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản AcoTea như thế nào?

AcoTea bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm AcoTea tránh xa tầm tay, tầm với của trẻ nhỏ.

Nguồn tham khảo: duocvietduc.com: https://www.duocvietduc.com/san-pham/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-tra-tang-huyet-ap-acotea/

Theo Tin tức Y Dược tổng hợp từ DSCK1 Nguyễn Hồng Diễm - GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn long sâm: Vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Bàn Long Sâm, một vị thuốc quý mà vẫn ít người biết đến, thường được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian ngày nay. Dân gian thường coi Bàn Long Sâm như một loại thuốc bổ tương tự như Sâm và thậm chí có thể thay thế Sa Sâm hay Nhân Sâm.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh được các chuyên gia y tế chỉ định cho người bệnh sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Bệnh tay chân miệng có biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng có biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Trong trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn, cần được quan sát cẩn thận.
Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Gợi ý về chế độ ăn giúp phòng tránh bệnh ung thư

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ giữ cân nặng ổn định mà còn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp phòng chống bệnh ung thư.
Đăng ký trực tuyến