Khám phá Vitamin K2 và tác động của nó

Chủ nhật, 27/08/2023 | 14:28

Vitamin K2 là gì? Vitamin K2 được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu về Vitamin K2 trong bài viết viết dưới đây nhé!

01693121473.jpeg

Vitamin k2 là gì?

Vitamin K2 là gì?

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung, “Vitamin K”, tên chung của một nhóm hợp chất có cấu trúc hóa học phổ biến là 2-metyl-1,4-naphthoquinone. Đây là một loại vitamin tan trong chất béo có tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng

  • Vitamin K kích hoạt các protein đóng vai trò trong quá trình đông máu, chuyển hóa canxi và sức khỏe tim mạch.
  • Một trong những chức năng quan trọng nhất của nó là điều chỉnh sự lắng đọng canxi. Nói cách khác, nó thúc đẩy quá trình canxi hóa xương và ngăn chặn quá trình canxi hóa mạch máu và thận
  • Các nghiên cứu có kiểm soát ở người cũng quan sát thấy rằng các chất bổ sung vitamin K2 thường cải thiện sức khỏe của xương và tim

Lợi ích của Vitamin K2

Vitamin K có nhiệm vụ hoạt hóa các protein có vai trò trong hoạt động đông máu, chuyển hóa canxi và điều hòa hoạt động của hệ tim mạch.

  • Một trong những chức năng quan trọng nhất của vitamin K là điều hòa sự lắng đọng của ion canxi. Nói cách khác, vitamin K thúc đẩy sự khoáng hóa của xương và ngăn ngừa quá trình canxi hóa ở thành mạch máu và thận.
  • Ngoài ra, một số các nhà khoa học cho rằng vai trò của vitamin K1 và vitamin K2 không giống nhau, và chúng nên được phân loại thành các chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể.
  • Cụ thể hơn, quan điểm này được ủng hộ dựa trên các nghiên cứu trên động vật cho thấy vitamin K2 giảm sự vôi hóa bên trong các mạch máu trong khi vitamin K1 thì không.
  • Không những vậy, các nghiên cứu thực hiện bổ sung vitamin K2 kiểm soát trên người cho thấy vitamin K2 có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ xương
  • Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu trên người hơn được thực hiện để hiểu rõ được sự khác biệt trong tác dụng của vitamin K1 và vitamin K2.

1. Có thể giúp chống lại bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở các nước phương Tây.

Cho dù y học hiện đại đã tìm ra nhiều cách để điều trị nhưng các ca ung thư mới vẫn đang có xu hướng gia tăng. Do vậy, việc tìm ra các chiến lược phòng chống hiệu quả là điều quan trọng hàng đầu.

Hai nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng vitamin K2 làm giảm tái phát ung thư gan và tăng thời gian sống sót

Ngoài ra, một nghiên cứu quan sát ở 11.000 nam giới cho thấy rằng lượng vitamin K2 cao có liên quan đến việc giảm 63% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển

Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn trước khi có thể đưa ra bất kỳ lời khẳng định nào về vai trò của vitamin K2 trên bệnh ung thư.

11693121473.jpeg

Một số nghiên cứu cho thấy Vitamin K2 có thể làm giảm tái phát ung thư gan và tăng thời gian sống sót

2. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Dược sĩ Nguyễn Thị Hoàng Duyên – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng vitamin K2 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá trực tiếp trên người.

Dựa trên các nghiên cứu trên động vật và vai trò của vitamin K2 trong quá trình chuyển hóa xương. Điều này cho thấy sự hợp lý về ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sức khỏe răng miệng.

Một trong những protein điều chỉnh chính đối với sức khỏe răng miệng là osteocalcin. Đây cũng là một loại protein quan trọng đối với sự trao đổi chất của xương và được kích hoạt bởi vitamin K2.

Osteocalcin kích hoạt cơ chế kích thích sự phát triển của ngà răng mới. Hiểu là mô vôi hóa bên dưới men răng.

Vitamin A và D cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng ở đây, hoạt động hiệp đồng với vitamin K2.

Nguồn gốc của Vitamin K2

Vitamin K2 cũng được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột trong ruột già. Một số bằng chứng cho thấy rằng kháng sinh phổ rộng góp phần làm thiếu hụt K2.

Tuy nhiên, mức tiêu thụ trung bình của chất dinh dưỡng quan trọng này là cực kỳ thấp trong chế độ ăn uống hiện đại.

Vitamin K2 chủ yếu được tìm thấy trong một số loại thực phẩm lên men và động vật, mà hầu hết mọi người không ăn nhiều.

Các nguồn động vật phong phú bao gồm các sản phẩm sữa giàu chất béo từ bò ăn cỏ, lòng đỏ trứng, cũng như gan và các loại thịt hoặc tạng của động vật.

Ngoài ra, Vitamin K hòa tan trong chất béo, có nghĩa là các sản phẩm động vật ít chất béo và nạc không chứa nhiều vitamin K.

Trường hợp không nên dùng Vitamin K2

Nếu có bất kì dị ứng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nào khi dùng

Tương tác xảy ra khi dùng Vitamin K2

1. Warfarin và các thuốc chống đông máu tương tự

  • Vitamin K có thể có tương tác nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy hiểm với thuốc chống đông máu. Cụ thể như warfarin, phenprocoumon, acenocoumarol và tioclomarol,…
  • Những loại thuốc này đối kháng với hoạt động của vitamin K, dẫn đến sự suy giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K.

2. Thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn sản xuất vitamin K trong ruột, có khả năng làm giảm tình trạng vitamin K.
  • Tác dụng này có thể rõ ràng hơn với kháng sinh cephalosporin, chẳng hạn như cefoperazon, vì những kháng sinh này cũng có thể ức chế hoạt động của vitamin K trong cơ thể.
  • Thường không cần bổ sung vitamin K trừ khi sử dụng kháng sinh kéo dài (quá vài tuần) và kèm theo lượng vitamin K kém

3. Chất cô lập axit mật

  • Các chất cô lập axit mật, chẳng hạn như cholestyramine và colestipol. Thuốc được sử dụng để giảm mức cholesterol bằng cách ngăn chặn tái hấp thu axit mật.
  • Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm giảm hấp thu vitamin K và các vitamin tan trong chất béo khác, mặc dù ý nghĩa lâm sàng của tác dụng này không rõ ràng
  • Tình trạng vitamin K nên được theo dõi ở những người dùng các thuốc này, đặc biệt khi sử dụng lâu năm

4. Orlistat

  • Orlistat là một loại thuốc giảm cân có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn (Alli) và thuốc theo toa (Xenical).
  • Thuốc làm giảm sự hấp thu của cơ thể đối với chất béo trong chế độ ăn uống và cũng có thể làm giảm sự hấp thu của các vitamin tan trong chất béo (vitamin K).

Những lưu ý khi dùng Vitamin K2

Vitamin K2 tan trong chất béo. Do đó, cần thông tin với bác sĩ trước khi muốn bổ sung vitamin K2, đặc biệt là bổ sung liều cao đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tuy còn khá xa lạ so với các vitamin như C, A, B, E,… nhưng vitamin K2 được chứng minh là có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp xây dựng và bảo vệ khung xương.

Do đó, vitamin K2 góp phần đẩy lùi các bệnh về xương khớp như loãng xương, còi xương… và một số bệnh gây tử vong khác.

Tuy nhiên, dù lợi ích của vitamin K2 vẫn chưa được chứng minh và công bố rộng rãi. Nhưng vẫn nên bổ sung loại vitamin này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Mục đích là để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Được dùng trên các nhóm có nguy cơ thiếu vitamin K. Những nhóm sau đây nằm trong số những nhóm có nhiều khả năng bị thiếu vitamin K nhất.

1. Trẻ sơ sinh không được điều trị bằng vitamin K khi sinh

Vận chuyển vitamin K qua nhau thai kém, làm tăng nguy cơ thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh.

Trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời, thiếu vitamin K có thể gây chảy máu do thiếu vitamin K (VKDB). Đây là một tình trạng trước đây được gọi là “bệnh xuất huyết cổ điển ở trẻ sơ sinh.” VKDB có liên quan đến chảy máu ở rốn, đường tiêu hóa, da, mũi hoặc các vị trí khác.

VKDB được gọi là “VKDB sớm” khi nó xuất hiện trong tuần đầu tiên của cuộc đời.

Và “VKDB muộn” xảy ra ở độ tuổi từ 2 – 12 tuần. Đặc biệt ở trẻ bú mẹ hoàn toàn do hàm lượng vitamin K thấp trong sữa mẹ hoặc ở trẻ có vấn đề kém hấp thu.

Do đó, để ngăn ngừa VKDB, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng một liều tiêm bắp duy nhất từ ​​0,5 – 1 mg vitamin K1 khi sinh.

2. Người bị rối loạn hấp thu

Những người mắc hội chứng kém hấp thu và các rối loạn tiêu hóa khác. Chẳng hạn như xơ nang, bệnh celiac, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột ngắn, có thể không hấp thụ vitamin K đúng cách.

Tình trạng vitamin K cũng có thể thấp ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật giảm cân, mặc dù các dấu hiệu lâm sàng có thể không có.

Cần theo dõi tình trạng vitamin K trên đối tượng này và trong một số trường hợp, bổ sung vitamin K.

Kết luận

Vitamin K là một nhóm các chất dinh dưỡng được chia thành vitamin K1 và K2. Vitamin K1 tham gia vào quá trình đông máu và vitamin K2 có lợi cho sức khỏe của xương và tim. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về vai trò của các phân nhóm vitamin K.

Một số nhà khoa học tin rằng nên sử dụng vitamin K2 thường xuyên bởi những người có nguy cơ mắc bệnh tim. Những người khác chỉ ra rằng cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị vững chắc nào.

Tuy nhiên, rõ ràng là vitamin K đóng một vai trò thiết yếu trong chức năng cơ thể.

Do đó, để duy trì sức khỏe tốt, hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin K1 và K2 thông qua chế độ ăn uống

Bên trên là những thông tin từ tin tức y tế về sử dụng Vitamin K2. Ngoài những lợi ích kể trên, vitamin K nói chung và vitamin K2 nói riêng còn nhiều lợi ích tuyệt vời khác. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Vitamin K
Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ trơn

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ trơn

Thuốc giảm đau giãn cơ trơn là một trong những thuốc được chỉ định phổ biến trên lâm sàng. Để bảo đảm an toàn khi dùng thuốc giảm đau cơ trơn, người bệnh cần lưu ý về cách sử dụng và một số tác dụng phụ của loại thuốc này.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ trơn

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau giãn cơ trơn

Thuốc giảm đau giãn cơ trơn là một trong những thuốc được chỉ định phổ biến trên lâm sàng. Để bảo đảm an toàn khi dùng thuốc giảm đau cơ trơn, người bệnh cần lưu ý về cách sử dụng và một số tác dụng phụ của loại thuốc này.
Hạ canxi máu : Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hạ canxi máu : Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hạ canxi máu thường xuất hiện ở những người thiếu canxi trong chế độ ăn, hấp thu canxi kém do thiếu vitamin D, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu như furosemid. Ngoài ra, những người mắc các rối loạn nội tiết như suy tuyến cận giáp cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Rối loạn sắc tố da là gì và cách điều trị

Rối loạn sắc tố da là gì và cách điều trị

Hầu hết các dạng rối loạn sắc tố da đều không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng vẫn có thể gây ra nhiều bất tiện về mặt thẩm mỹ, làm cho bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin và tránh xa việc giao tiếp. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đăng ký trực tuyến