Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm bilirubin?

Thứ ba, 07/02/2023 | 15:13

Trong quá trình phá hủy tế bào hồng cầu và quá trình bài tiết trong dịch mật sẽ sản sinh ra một sắc tố màu vàng có tên là bilirubin. Người có bệnh lý về gan mật hay trẻ sơ sinh thường có triệu chứng vàng da, vàng mắt

01675758240.jpeg

Xét nghiệm bilirubin giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh vàng da, vàng mắt,…

1. Xét nghiệm bilirubin là gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bilirubin là một sắc tố vàng, là chất thải khi hồng cầu bị phá hủy. Bilirubin sẽ đi qua gan và cuối cùng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Xét nghiệm Bilirubin là dùng để kiểm tra chỉ số bilirubin trong máu.

Thông thường, ta sẽ xét nghiệm nồng độ bilirubin trực tiếp và bilirubin toàn phần, sau đó lấy bilirubin toàn phần trừ đi bilirubin trực tiếp ta sẽ tính được lượng bilirubin gián tiếp  hoặc có thể thực hiện đo luôn cả 3 loại.

Nồng độ bilirubin trực tiếp hay gián tiếp cao hơn bình thường sẽ giúp chúng ta chẩn đoán đánh giá được các bệnh lý. Thông thường nồng độ bilirubin cao là tình trạng tan máu.

Các hình thức xét nghiệm bilirubin bao gồm:

  • Bilirubin máu: là xét nghiệm nồng độ bilirubin thông qua chỉ số máu
  • Bilirubin chọc hút dịch ối: đối với những bệnh nhân đang mang thai, bilirubin có thể đo thông qua dịch nước ối.
  • Bilirubin niệu: thường thì nước tiểu sẽ không chứa Bilirubin nhưng nếu kết quả chỉ ra là bilirubin dương tính, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Bilirubin xuất hiện trong nước tiểu thường cho thấy tình trạng bilirubin bị ứ đọng, không được đào thải khỏi cơ thể.

2. Xét nghiệm bilirubin đem đến cho chúng ta những điều gì?

Xét nghiệm bilirubin cũng là một phần trong những xét nghiệm thường quy. Nồng độ bilirubin trong máu ở nam thường hơi cao hơn nữ.

Người trưởng thành, xét nghiệm bilirubin để:

  • Chẩn đoán cũng như theo dõi bệnh lý về gan mật như là: sỏi mật, viêm túi mật, u đường mật, viêm gan tắc mật,...
  • Đánh giá các bệnh về hồng cầu như hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu tán huyết,…
  • Các bệnh di truyền chẳng hạn như hội chứng Gilbert
  • Những bệnh gây tắc nghẽn đường mật như sỏi mật, ung thư đường mật, viêm gan tắc mật, ung thư tuyến tụy,…

Xét nghiệm bilirubin ở trẻ sơ sinh dùng để:

  •  Chẩn đoán vàng da trong 24 giờ đầu sau khi sinh
  • Thâm tím nặng sau sinh
  • Điều trị kịp thời trước khi bilirubin không liên hợp dư thừa gây nên tổn thương tế bào não của trẻ

Xét nghiệm bilirubin cho thai nhi để:

  • Bilirubin đo thông qua nước ối nếu bác sĩ nghi ngờ thai nhi có tình trạng phá hủy hồng cầu.
  • Đánh giá thai nhi có mắc bệnh hồng cầu hình liềm hay các bệnh lý khác gây ra tán huyết thiếu máu

3. Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm bilirubin?

Xét nghiệm bilirubin thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm liên quan khác khi có xuất hiện những triệu chứng bất thường như sau:

  • Vàng da
  • Có tiền sử dùng nhiều bia rượu
  • Nghi ngờ bị ngộ độc thuốc
  • Phơi nhiễm với virus viêm gan
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa
  • Đau vùng bụng hạ sườn phải, vùng đầu tụy ống mật chủ,...
  • Mệt mỏi, uể oải, có kèm với bệnh gan mạn tính.
  • Nghi ngờ bị bệnh thiếu máu tán huyết (trường hợp thường thực hiện chung với các xét nghiệm khác)
11675758240.jpeg

Khi bị vàng da bạn nên làm xét nghiệm bilirubin để kiểm tra

4. Cần lưu ý những gì khi thực hiện xét nghiệm bilirubin?

Trước khi thực hiện xét nghiệm cần lưu ý:

  • Tránh hoạt động quá sức vì có thể làm nồng độ bilirubin tăng
  • Tránh dùng các loại thuốc như: barbiturate, penicillin, salicylate liều cao vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ bilirubin trong máu, ngoài ra thuốc kháng virus HIV Atazanavir khiến nồng độ bilirubin gián tiếp tăng lên.
  • Không nên ăn uống trong vòng 4 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Nếu dị ứng với thuốc, hay chảy máu hoặc dùng thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel, hay warfarin thì phải báo cho bác sĩ biết
  • Cần biết bệnh nhân có mang thai hay không

Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết: Thực hiên lấy mẫu xét nghiệm bilirubin cần lưu ý: Thực hiện lấy mẫu như các xét nghiệm khác cũng như tránh dùng tay vừa lấy mẫu để nâng các vật nặng

5. Cách đọc kết quả xét nghiệm bilirubin

Giá trị bình thường của bilirubin:

  • Đối với người trưởng thành: nồng độ bilirubin trực tiếp từ 0 đến 0.3 mg/dl, nồng độ bilirubin toàn phần từ 0.3 đến 1.9 mg/dl, nồng độ bilirubin gián tiếp từ 0,1 đến 1,0 mg/dL
  • Đối với trẻ sơ sinh: nồng độ Bilirubin bình thường nhỏ hơn 5 mg/dl, tuy nhiên có hơn 60% trẻ sơ sinh bị mắc bệnh vàng da và nồng độ bilirubin luc đó lớn hơn 5 mg/dl.

Kết quả xét nghiệm bất thường:

  • Chỉ số xét nghiệm bilirubin máu bất thường khi: lượng bilirubin trực tiếp cao hơn 0,3 mg/dL, lượng bilirubin toàn phần cao hơn 1,9 mg/dL.

Và những kết quả này có thể thay đổi nhẹ tuỳ thuộc vào từng phòng xét nghiệm khác nhau cũng như giới tính, đa số kết quả ở trên dành chon am ở độ tuổi trưởng thành, ở nữ và trẻ con kết quả xét nghiệm có thể khác đôi chút. Ngoài ra, kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thức ăn nhất định, thuốc đang sử dụng hay chế độ tập luyện nặng nhọc.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Điểm sàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 18 - 23 điểm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 với 4 mức điểm.
Đăng ký trực tuyến