Lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đêm để đảm bảo an toàn

Thứ tư, 16/10/2024 | 09:13

Tình trạng tiểu đêm thường xuyên có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Để khắc phục, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiểu đêm cho bệnh nhân. Vậy những nhóm thuốc nào thường được sử dụng để điều trị tiểu đêm, và cần lưu ý gì để đảm bảo hiệu quả?

01729045176.jpeg
Tình trạng tiểu đêm thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe

Hiểu về tình trạng tiểu đêm

Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thông thường, vào ban đêm, cơ thể sản xuất ít nước tiểu hơn và nước tiểu có dạng cô đặc hơn so với ban ngày, giúp chúng ta không phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh. Tuy nhiên, những người mắc chứng tiểu đêm lại phải đi tiểu hơn 2 lần mỗi đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Khi tình trạng này kéo dài, cần chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiểu đêm thường gặp ở người bị rối loạn nhịp thở khi ngủ, rối loạn cân bằng glucose, hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, tình trạng này nguy hiểm với người cao tuổi, vì họ dễ gặp tai nạn hoặc té ngã khi phải thức dậy nhiều lần trong đêm. Ngoài ra, tiểu đêm cũng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh.

Nguyên nhân nào gây tiểu đêm?

Để điều trị hiệu quả chứng tiểu đêm, việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng. Một số yếu tố gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Mất cân bằng dịch: Uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc mắc bệnh đái tháo đường, suy thận mạn tính có thể khiến bàng quang nhanh chóng đầy, dẫn đến tiểu đêm.
  • Vấn đề thần kinh: Hệ thần kinh bị kích thích có thể khiến não bộ gửi tín hiệu buồn tiểu, làm giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Phình đại tuyến tiền liệt, rối loạn đường tiểu dưới hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây tiểu đêm. Bệnh nhân nên khám và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
  • Phụ nữ mang thai: Thai nhi lớn chèn ép lên bàng quang, khiến họ thường xuyên phải đi tiểu đêm.
  • Người cao tuổi: Lão hóa cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc lợi tiểu hoặc điều trị huyết áp cao cũng có thể gây tiểu đêm thường xuyên.

Khi nào nên sử dụng thuốc tiểu đêm?

Việc sử dụng thuốc tiểu đêm có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sau khi thăm khám. Tuy nhiên, trước khi kê đơn, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện một số thay đổi trong lối sống. Cụ thể, nên hạn chế uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước có ga hoặc có cồn, ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

11729045176.jpeg
Hạn chế uống nước nhiều để tránh tình trạng tiểu đêm

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ. Đối với phụ nữ mang thai, có thể thực hiện một số bài tập Kegel để cải thiện tình trạng tiểu đêm.

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, nếu những biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc tiểu đêm cho bệnh nhân.

Một số nhóm thuốc tiểu đêm an toàn và hiệu quả

Hiện nay, có nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm, bao gồm:

Nhóm thuốc Desmopressin

Nhóm này giúp hạn chế đào thải nước tiểu, giảm tần suất tiểu đêm. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây đau đầu và tiêu chảy. Nếu tác dụng phụ nghiêm trọng, nên ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ.

Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Nhóm này ngăn chặn hoạt động của Acetylcholine, từ đó ức chế nhu cầu đi tiểu vào ban đêm. Tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, nhìn mờ và táo bón.

Thuốc chẹn Alpha 1

Thuốc này giúp giảm co cơ trơn tại bàng quang, giảm cảm giác muốn tiểu. Tác dụng phụ có thể là đau đầu, chóng mặt, và nguy cơ hạ đường huyết, nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhóm thuốc kháng Androgen

Nhóm thuốc này ức chế sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt, giúp giảm áp lực lên bàng quang và tắc nghẽn niệu đạo. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, như giảm ham muốn và khả năng cương cứng.

Dùng thuốc tiểu đêm cần lưu ý gì?

Hầu hết các loại thuốc tiểu đêm đều là thuốc kê đơn, vì vậy bệnh nhân không nên tự ý sử dụng mà cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Để thuốc phát huy hiệu quả tối đa, bệnh nhân cần uống đúng giờ, đúng liều và không tự ý thay đổi liều lượng hay ngừng sử dụng.

Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc, hoặc mắc bệnh về thận, gan, huyết áp, hay đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy thông báo chi tiết cho bác sĩ. Thông tin này giúp bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, cải thiện hội chứng tiểu đêm và hạn chế tác dụng phụ.

Nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất và thường xuyên vận động để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: tiểu đêm
Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, nhưng ít người biết rõ nguyên nhân và tác hại của nó. Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, làm gián đoạn chức năng cơ quan do thiếu oxy.
Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 là thuốc hạ huyết áp được sử dụng cho người lớn điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn và cần lưu ý khi các tác dụng phụ không mong muốn có thể gây ra khi sử dụng.
Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm uống Vitamin C sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết sẽ chia sẻ các "thời điểm vàng" để bổ sung Vitamin C.
Đăng ký trực tuyến