Maltofer - Hướng dẫn sử dụng, giá cả và công dụng chi tiết

Thứ sáu, 04/08/2023 | 10:04

Thuốc Maltofer là gì? Thuốc Maltofer được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kĩ về thuốc Maltofer trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

01691118615.jpeg

Thuốc Maltofer

Thành phần hoạt chất: Phức hợp sắt (III) – Hydroxide Polymaltose (IPC)

Thuốc có thành phần tương tự: Fogyma

Maltofer là thuốc gì?

Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, thành phần trong công thức thuốc Maltofer:

Hoạt chất: Phức hợp sắt (III) – Hydroxide Polymaltose (IPC)….1ml (20 giọt)~50mg sắt

Tá dược:

  • Sucrose
  • Natri methyl hydroxybenzoate, natri propyl hydroxybenzoate
  • Cream essence
  • Natri hydroxide
  • Nước tinh khiết.

Công dụng của thuốc Maltofer

Maltofer được dùng để điều trị tình trạng thiếu sắt tiềm ẩn và thiếu máu do thiếu sắt (có biểu hiện thiếu sắt).

Ngoài ra, thuốc còn giúp điều trị dự phòng tình trạng thiếu sắt để đáp ứng theo liều khuyến cáo hàng ngày trên các đối tượng

  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em, thanh niên, người cao tuổi
  • Các đối tượng khác như người ăn chay

Thuốc Maltofer giá bao nhiêu?

Thuốc Maltofer có giá khoảng 150.000vnđ/hộp. Tuy nhiên, giá có thể thay đổi tùy thời điểm.

Không nên dùng thuốc Maltofer nếu

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào khác kể cả hoạt chất hoặc tá dược có trong thành phần của thuốc
  • Không dùng trên đối tượng bị thừa sắt (trong chứng nhiễm sắc tố sắt, nhiễm haemosiderin) hoặc người bệnh bị rối loạn sử dụng sắt (thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do mất sử dụng sắt, bệnh thiếu máu vùng biển) và thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu tan huyết).
  • Không dùng Maltofer trên các trường hợp đã biết không dung nạp với bất kì thành phần nào của thuốc.

Cách dùng thuốc Maltofer hiệu quả

Cách dùng

  • Có thể chia thuốc Maltofer thành nhiều lần hoặc dùng một liều duy nhất.
  • Lưu ý, nên dùng dung dịch uống giọt Maltofer trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Không những vậy, có thể trộn dung dịch uống giọt Maltofer với nước trái cây hoặc nước rau hoặc trộn với sữa. Lưu ý, sự đổi màu nhẹ không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc hiệu quả của thuốc.

Liều dùng

Liều dùng cũng như thời gian điều trị với thuốc Maltofer còn phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của người bệnh

Biểu hiện thiếu sắt

  • Điều trị khoảng 3-5 tháng cho đến khi trị số haemoglobin trở lại bình thường.
  • Tiếp đó nên tiếp tục điều trị trong vài tuần, hoặc đối với phụ nữ có thai ít nhất cho đến cuối thai kì với liều dùng như đã đề cập trong mục thiếu sắt tiềm ẩn bổ sung lượng sắt dự trữ

Trường hợp người bệnh bị thiếu sắt tiềm ẩn: thời gian điều trị khoảng 1-2 tháng.

Tác dụng phụ

11691118615.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

  • Tình trạng táo bón, tiêu chảy, buồn nôn
  • Đau bụng, rối loạn dạ dày, khó tiêu, nôn
  • Phản ứng trên da với các triệu chứng: nổi ban, mề đay, ngoại ban, ngứa.
  • Phân sẫm màu do sự đào thải sắt không có ý nghĩa về mặt lâm sàng
  • Thuốc không làm thay đổi màu men răng.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Maltofer

  • Cho đến hiện tại vẫn chưa có tương tác nào được ghi nhận.
  • Vì sắt ở dạng phức hợp nên khó có thể xảy ra tương tác về ion với các thành phần của thức ăn (chẳng hạn như phytin, oxalate, tannin,..) và với việc dùng đồng thời với các thuốc khác (tetracycline, thuốc kháng acid).

Những lưu ý khi dùng thuốc Maltofer

  • Lưu ý, cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Trường hợp nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào hoặc vẫn chưa rõ thì cần xin hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường: mỗi ml (20 giọt)
  • Trong trường hợp người bệnh bị thiếu máu do nhiễm khuẩn hoặc bệnh ác tính, lượng sắt thay thế được dự trữ trong hệ võng nội mô, từ đó sắt được huy động và sử dụng chỉ sau khi điều trị được bệnh chính.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Phụ nữ có thai và cho con bú

Theo ThS Tôn Thảo Vy – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số nghiên cứu được kiểm soát ở phụ nữ có thai sau 3 tháng đầu không thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, vẫn chưa có bằng chứng về sự nguy hại trong 3 tháng đầu và không chắc có ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Việc dùng dung dịch uống giọt Maltofer vẫn chưa chắc chắn liệu có gây ra các tác dụng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ.

Trong khi có thai hoặc đang cho con bú, chỉ nên sử dụng thuốc Maltofer sau khi đã được bác sĩ tư vấn và cho lời khuyên đầy đủ.

Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Maltofer không gây tác động phụ lên hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ,.. Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng này

Xử trí khi quá liều Maltofer

Đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp quá liều do ngộ độc hoặc thừa sắt. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng thuốc vượt quá liều điều trị dù vô tình hay cố ý, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện gần đó kịp thời để có thể được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Xử trí khi quên một liều Maltofer

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Maltofer tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30 ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Maltofer được tổng hợp từ tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Maltofer
OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

OZEMPIC TƯƠNG LAI MỚI TRONG KIỂM SOÁT SINH SẢN

Ozempic hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn mới mẻ, an toàn và hiệu quả, mở ra cơ hội tiếp cận sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ. Cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Ozempic.
LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SỨC KHỎE

Không chỉ là một món ăn nhẹ hoặc thành phần bữa ăn ngon, lợi ích của sữa chua là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và hợp chất hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị

Viêm ống tai ở trẻ em phổ biến và nghiêm trọng, xảy ra khi ống tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, hoặc tác động từ các yếu tố ngoại lai. Trẻ nhỏ, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này, dẫn đến viêm ống tai.
Ung thư hạ họng : Cách nhận biết và phương pháp chữa trị

Ung thư hạ họng : Cách nhận biết và phương pháp chữa trị

Ung thư hạ họng xếp thứ ba trong các bệnh lý tai mũi họng, tuy nhiên, rất ít người nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của căn bệnh này, dẫn đến sự chủ quan hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Đăng ký trực tuyến