Nếu mất ngủ xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Sự thiếu ngủ kéo dài trong ngày có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Nếu mất ngủ xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Sự thiếu ngủ kéo dài trong ngày có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể, bởi giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Một người bình thường thường cần khoảng 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm, tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể dao động từ 4 - 11 giờ tuỳ vào cá nhân. Một giấc ngủ chất lượng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản như đủ thời gian, đủ sâu và quan trọng nhất là cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái khi thức dậy. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ trung bình của con người thường giảm dần theo tuổi tác.
Mất ngủ có thể có nhiều dạng khác nhau, bao gồm khó ngủ, giấc ngủ không sâu, và thức dậy nhiều lần trong khi đang ngủ.
Các biểu hiện phổ biến của mất ngủ bao gồm:
Mất ngủ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp mất ngủ thoáng qua, có thể là do các nguyên nhân sau đây:
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, nếu mất ngủ không được gây ra bởi các nguyên nhân đã nêu trên và kéo dài trong thời gian dài, đó có thể là mất ngủ mãn tính. Các nguyên nhân của mất ngủ mãn tính có thể bao gồm:
Ngoài ra, mất ngủ mãn tính cũng có thể liên quan đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, và các vấn đề khác như ngưng thở khi ngủ, ác mộng, và chứng hoảng sợ trong giấc ngủ.
Mất ngủ, dù thoáng qua hay mãn tính, gây ra những hậu quả như:
Để điều trị, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ, có thể loại bỏ các thói quen gây mất ngủ như uống cà phê, ăn đồ cay nóng vào buổi tối. Chuẩn bị cho giấc ngủ bằng cách tạo môi trường thoải mái, và có thể sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các liệu pháp tâm lý như thư giãn cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur