Mất ngủ uống thuốc gì và giải pháp tự nhiên để giảm bớt triệu chứng?

Thứ tư, 18/12/2024 | 09:08

Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống đầy căng thẳng hiện nay. Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn làm giảm hiệu quả học tập và công việc. Vì vậy, câu hỏi "mất ngủ uống thuốc gì?" là mối quan tâm của nhiều người.

01734488118.jpeg
Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong cuộc sống đầy căng thẳng như hiện nay

Nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, với các triệu chứng như khó vào giấc, thức giấc giữa đêm, khó ngủ lại, ngủ không sâu, hoặc cảm giác buồn ngủ nhưng không thể ngủ được. Nguyên nhân gây mất ngủ có thể do các yếu tố sau:

  • Căng thẳng tinh thần hoặc làm việc quá sức.
  • Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, v.v.
  • Thay đổi giờ sinh học khi di chuyển qua các vùng có múi giờ khác biệt.
  • Thiếu thói quen ngủ đúng giờ hoặc ngủ trưa quá lâu.
  • Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Suy nghĩ căng thẳng hoặc lo lắng về những vấn đề trong ngày làm cơ thể bồn chồn, khó ngủ.
  • Ăn quá no trước khi ngủ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, hoặc trong một số trường hợp có thể gây khó thở và buồn nôn khi nằm.
  • Phụ nữ mang thai thay đổi hormone, đau lưng, co thắt cơ bắp, cơ thể nặng nề và tiểu đêm thường xuyên, gây khó ngủ hoặc ngủ không sâu.
  • Tuổi tác cao cũng khiến cơ thể dễ gặp tình trạng mất ngủ.
  • Người bị bệnh thận hoặc tiết niệu thường xuyên tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Các bệnh về đường hô hấp hoặc tai mũi họng gây khó thở, ho nhiều vào ban đêm.

Mất ngủ nên uống những loại thuốc nào?

Câu hỏi "Mất ngủ uống thuốc gì?" luôn được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số loại thuốc giúp cải thiện giấc ngủ:

Thuốc an thần

Giúp làm chậm hoạt động của não, tăng cường GABA, giúp cơ thể thư giãn và dễ vào giấc ngủ. Thuốc này thường dùng cho người mất ngủ kéo dài hoặc lo âu và cần kê đơn từ bác sĩ.

Thuốc bình thần

Thuộc nhóm benzodiazepin, giúp giảm lo âu và căng thẳng, tạo cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây mất trí nhớ và phụ thuộc nếu dùng lâu dài, cần sự tư vấn bác sĩ.

Thuốc kháng histamin

Như Clorpheniramin, Dimedrol, giúp điều trị dị ứng và gây buồn ngủ. Tuy không phải là thuốc đặc trị mất ngủ, nhưng có thể hỗ trợ giấc ngủ khi cần.

Thuốc chống trầm cảm

Cân bằng serotonin trong não, giúp cải thiện giấc ngủ sau vài tuần sử dụng, ngủ sâu và ít thức giấc.

Melatonin

Là hormone tự nhiên giúp gây buồn ngủ. Thực phẩm bổ sung melatonin có thể hỗ trợ người khó ngủ hoặc thay đổi múi giờ. Tuy nhiên, cần thận trọng với liều dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bệnh lý mạn tính.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc ngủ?

11734488118.jpeg
Không lạm dụng thuốc trị mất ngủ

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM lưu ý, mặc dù thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc mất ngủ uống thuốc gì, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không lạm dụng thuốc ngủ, tránh sử dụng quá liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng.
  • Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc gây ngủ khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây mất ngủ, tránh phát hiện muộn bệnh lý tiềm ẩn.
  • Người đang điều trị bệnh tim mạch, gan, thận, phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
  • Tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ định và tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.

Các phương pháp cải thiện triệu chứng mất ngủ không cần dùng thuốc

Bên cạnh việc tìm hiểu mất ngủ uống thuốc gì, nhiều người cũng quan tâm đến các phương pháp hỗ trợ khác ngoài thuốc. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện giấc ngủ:

  • Điều chỉnh giờ sinh hoạt theo lịch cố định và duy trì thói quen đúng giờ giấc để tạo nhịp sinh học tự nhiên cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, nước có ga, thực phẩm nhiều đường... ít nhất 3-4 tiếng trước khi ngủ.
  • Tăng cường vận động và tập thể dục để cải thiện trao đổi chất, giúp thư giãn cơ bắp và tinh thần, từ đó giấc ngủ sẽ được cải thiện.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái với ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ bằng các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký, trò chuyện cùng người thân, và tránh sử dụng thiết bị điện tử để giảm căng thẳng cho não bộ.

Lưu ý: Thông tin về thuốc trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và tuân thủ hướng dẫn điều trị.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: mất ngủ
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đăng ký trực tuyến