Mẫu lệ - Vị thuốc Y học cổ truyền làm từ vỏ hàu

Thứ sáu, 24/03/2023 | 16:15

Mẫu lệ tên gọi khác là Mẫu cáp, Hải lệ tử sắc, Lệ cáp, Tả sác, Hải lệ tử bì, Vỏ hàu, Vỏ hà…là một vị thuốc y học cổ truyền có tính hàn, vị mặn, sáp, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, , chỉ thống, trị kiết lỵ, băng huyết, ra khí hư

Thông bài viết sau, hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu đôi nét về đặc điểm và công dụng chữa bệnh củavị thuốc Mẫu lệ.

01679649918.jpeg

Mẫu lệ - Vị thuốc làm từ vỏ hàu

Thông tin chung

Tên khoa học: Ostrea sp.

Họ: Mẫu lệ (danh pháp khoa học: Ostreidae).

Mô tả

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Mẫu lệ (vỏ hàu) gồm 2 mảnh, dày, có hình trứng, hình tam giác hoặc hình tròn. Vỏ dưới (bên trái) tương đối to dày, úp vào vỏ trên (bên phải). Phần vỏ ở trên hơi to và lệch hơn so với vỏ dưới (trái). Mặt ngoài của chúng là một tấm vẩy màu nâu vàng hoặc nâu tía, rất mỏng nhưng bằng phẳng, mọc khum.

Hàu có độ tuổi từ 1 – 2 năm, có tấm vẩy mỏng xốp, bằng phẳng, đôi lúc long lanh. Đối với hàu từ 2 tuổi năm trở lên, có mảnh vẩy bằng phẳng. Ở phía sau đôi  có thể nổi và chìm thành dạng sóng nước nhỏ. Đối với những loại hàu sống nhiều năm, lớp vẩy xếp thành tầng chồng lên nhau, dày và cứng như đá, vỏ của chúng có màu tro, nâu, xanh tía,... Phía bên là màu tro tía, mặt trong màu trắng sắc. Ngấn cơ đóng vẩy rất to, có màu vàng nhạt, chúng có hình trứng hoặc giống như quả thận, có dây chằng màu nâu tía đen.

Hàu là một loại ăn tạp. Chúng ăn các loài thực vật nhỏ lơ lửng trong nước chủ yếu là các loại khuê tảo và ăn cả động vật. Thời điểm sinh sản là vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, nhiều nhất là vào tháng 8 và tháng 9.

Phân bố

Hàu cửa sông là những loại hàu sống tại các cửa sông thông ra biển, còn gọi là vùng nước lợ. Hàu thích nghi ở nhiệt độ 10 – 25 độ C, đáy sông có bùn và nồng độ muối khoảng 10 – 20%. Chúng thường sinh sống ở những cửa sông của các tỉnh duyên hải miền Bắc Việt Nam như: Sông Chanh (Quảng Ninh), sông Bạch Đằng (Hải Phòng), sông Diêm Điền (Thái Bình), Tiên Yên (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Vỏ cứng dày, to bằng bàn tay. Vỏ có màu trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không có vụn là tốt.

Thu hoạch: Mùa khai thác hàu là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Vì đây là giai đoạn hàu béo nhất. Tuy nhiên khi lấy vỏ hàu để làm thuốc thì có thể thu nhặt quanh năm.

11679649918.jpeg

Mẫu lệ (Vỏ hàu)

Chế biến: Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược

Theo tin tức y dược bột Mẫu lệ có thể tẩm với một ít giấm tùy thuộc vào đơn thuốc để điều trị các bệnh về Can huyết. Cách thực hiện: 1 kg bột Mẫu lệ pha với 100ml giấm.

Theo kinh nghiệm Việt Nam

Sau khi thu hoạch, rửa sạch vỏ, phơi khô và bào chế bằng một số cách sau:

Cho vị thuốc vào nồi đất trét kín, rồi đem nồi đi nung cho đến khi chín đỏ là được. Đối với những miếng chưa đỏ thì nung lại. Sau đó tán thành bột mịn.

Dựng gạch lên 3 phía. Trải một lớp than củi và lớp trấu, sau đó đến lớp Mẫu lệ, liên tục cho đến hết. Phía trên cùng, phủ bằng một lớp than và trấu. Đốt từ dưới lên trên cho đến khi vỏ hàu bóp mềm, vụn, thì có thể gắp ra rồi tán thành bột mịn.

Nếu số lượng vỏ hàu ít, có thể nung trực tiếp trên than hồng đến khi đỏ rồi tán thành bột mịn.

21679649918.jpeg

Vị thuốc mẫu lệ

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu:

Có thể dùng sống Mẫu lệ hoặc nung lên để sử dụng. Nên giã vụn khi dùng sống.

Bảo quản thuốc: Bột có màu xanh nhạt là tốt nhất. Để thuốc ở những nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Theo “Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam”, một số thành phần có lợi trong Mẫu lệ gồm:

  • Calci carbonat: 80-95%
  • Calci phosphat
  • Calci sulfat
  • Magnesium
  • Nhôm
  • Sắt oxid
  • Chất hữu cơ.

Các chất hữu cơ sẽ mất sau khi nung.

A. Theo Y học hiện đại

- Công dụng: Sử dụng 150 – 200 gr bột thuốc và 10 – 20 gr bột bạch cập dùng làm thuốc cản quang (Theo Thực Dụng Trung Y Học)

B. Theo y học cổ truyền

1. Tính vị, quy kinh

Tính vị

Vị mặn, sáp. Tính hàn, sáp (Theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Vị mặn. Tính hơi hàn, sáp (Thực Dụng Trung Y Học).

Qui kinh

Qui  kinh Can, Đởm, Thận (Bản Thảo Kinh Sơ).

Qui kinh Thận (Thang Dịch Bản Thảo).

2. Công dụng

Theo Bản Kinh

Chủ thương hàn nóng lạnh, giận dữ, kinh sợ, sốt rét nóng nhiều, trán kinh, xích bạch, mạch lương, đới, mạnh khớp xương khi sử dụng lâu ngày,...

Theo Biệt Lục

Trừ nhiệt lưu ở các khớp, vinh vệ, phiền đầy, chỉ hãn, lúc nóng lúc lạnh, chỉ khát, đau ngực do khí kết, sáp trường, tiết tinh, họng nghẹn,...

Theo Bản Thảo Cương Mục

Hóa đờm, thanh nhiệt, chỉ thống, nhuyễn kiên, trị kiết lỵ, trừ thấp, tiêu sán khí, tiểu đỏ đục, trưng hà, kết hạch,...

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu

Tiềm dương, hóa đờm, ích âm, tán kết,...

Dùng sống có tác dụng điều trị lao, nóng trong xương, mồ hôi ra nhiều, tràng nhạt sưng cứng,...

Nung lên trị khí hư ra nhiều, di tinh, băng huyết, tiêu chảy, còn giữ vững được hạ tiêu.

Theo Thực Dụng Trung Y Học

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Dùng sống có tác dụng nhuyễn kiên,tiềm dương, tư âm, hóa đờm.

Khi nung đỏ có tác dụng cố sáp hạ tiêu,...

Trị âm dương hư dương cang: Đau đầu, hồi hộp, mất ngủ, hay mơ, ù tai, tê tay chân, phiền táo,...

Trị lao dịch (lao hạch), mồ hôi trộm, lao nhiệt, cốt chưng, đới hạ, di linh, đau dạ dày, tiêu chảy lâu ngày, nôn mửa,....

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến