Một số nguyên nhân gây đau lưng thường gặp

Thứ bảy, 28/01/2023 | 11:12

Căn cứ thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới trên 80% dân số gặp phải tình trạng đau lưng ít nhất một lần trong đời. Mặc dù đa phần trong số này cơn đau lưng sẽ giảm dần

Và tự biến mất nhưng cũng có khi cơn đau lưng kéo dài và tái phát thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng giảng viên Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng điểm qua những nguyên nhân gây đau lưng thường gặp và khi nào cần đi khám và điều trị. 

01674880132.jpeg

Một số nguyên nhân gây đau lưng thường gặp

Nguyên nhân gây đau lưng thường gặp

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau lưng

Đau lưng do thoái hóa cột sống là tình trạng phổ biến gặp phải sau độ tuổi 50. Thông thường cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân vận động, xoay vùng cột sống thường xuyên với áp lực cao, kéo dài. Càng vận động, người bệnh càng cảm thấy cơn đau tăng lên tới mức không thể chịu được. Tình trạng này chỉ giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi để giải phóng áp lực lên cột sống thắt lưng. 

2. Thoát vị đĩa đệm đốt L1-L5 gây đau lưng

Đốt sống L1-L5 là các đốt thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gặp ở lứa tuổi lao động, thường là 20-50 tuổi. Đây là bệnh lý phổ biến cho những người làm việc nặng, cúi người khiêng đồ vật, khuân vác… Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân đang ngồi quá lâu, đứng quá lâu. Một số khác đau khi vận động mạnh, vận động đột ngột hoặc vận động sai tư thế, ví dụ như: cúi lưng khiêng vác vật nặng hoặc té ngã đập mông. Cơn đau cũng giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế phù hợp đường cong sinh lý hơn. Đau do thoát vị đĩa đện thường có liên quan tới cơn đau thần kinh tọa, đau lan từ lưng xuống mặt sau mông, đùi, cẳng bàn chân một bên hoặc hai bên tùy từng người. 

Có tới ⅔ các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn sau khoảng 6 tháng. Các trường hợp này đĩa đệm sẽ dần dần được kéo về đúng vị trí của nó sau khi bệnh nhân ngưng các động tác vận động sai tư thế. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp (khoảng 10%) thoát vị đĩa đệm không đỡ ngay cả khi đã điều trị nội khoa, tập vật lý trị liệu kéo dãn. Vì vậy, chỉ định phẫu thuật để đưa đĩa đệm về đúng vị trí của nó là cần thiết. 

3. Hẹp ống sống gây đau lưng

Hẹp ống sống gây ra những cơn đau lưng rất đặc trưng. Cụ thể là người bệnh sẽ đau cách hồi, lúc đau lúc không. Người bệnh cũng kèm theo các dị cảm như: đau, nóng rát bất thường, có cảm giác châm chích hoặc kiến bò quanh vùng lưng, mông, đùi, cẳng thân. Đau lưng do hẹp ống sống thường xuất hiện khi bệnh nhân đứng lâu, đi lại nhiều và sẽ giảm trong tư thế cúi gập người. Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ cần khám lâm sàng kết hợp kết quả cộng hưởng từ cột sống thắt lưng để chắc chắn. 

4. Loãng xương gây đau lưng

Loãng xương là tình trạng không hề hiếm gặp ở Việt Nam. Tỉ lệ loãng xương đặc biệt cao ở nhóm nữ giới sau mãn kinh và những người sử dụng corticoid kéo dài. Loãng xương thường chỉ diễn biến âm thầm và không biểu hiện trong suốt một thời gian dài cho tới khi gây ra tình trạng gãy xương. Trong một số trường hợp, loãng xương gây ra tình trạng gãy xẹp đốt sống thắt lưng tạo nên cơn đau lưng do loãng xương. Một số trường hợp khác bệnh lý này gây ra thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp gối và tăng tỉ lệ gãy các xương khác. 

11674880132.jpeg

Loãng xương gây đau lưng

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới cơn đau lưng thông thường như: nhân viên văn phòng ngồi lâu hoặc ngồi sai tư thể, thừa cân béo phì, đau lưng nghề nghiệp khi phải nâng, kéo, vác, đẩy vật nặng trong tư thể xoay vặn cột sống thắt lưng. 

Khi nào đau lưng cần đi khám và điều trị tại bệnh viện?

Mặc dù đa số các cơn đau lưng thông thường sẽ giảm hoặc biến mất khi bệnh nhân được nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn cột sống thắt lưng. Tuy vậy, một số cơn đau lưng kéo dài dai dẳng và kèm theo các dấu hiệu cảnh báo thì cần phải khám chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo gồm: mệt mỏi, thay đổi thể trạng, sút cân, sốt, yếu hai chân, vận động khó khăn, tê bì, dị cảm… Ngoài ra những trường hợp cơn đau lưng không giảm khi nghỉ ngơi, đau lưng về đêm, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một tiếng cũng cần thăm khám kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn. 

Khi nào đau lưng cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức

Theo giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết: Một số cơn đau lưng rất nguy hiểm và cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức, bao gồm các dạng cơn đau sau: 

  • Xuất hiện u cục và dị dạng bất thường trên lưng, người bệnh sốt cao. 
  • Đau lưng tăng dần kể cả khi nghỉ ngơi, đau lưng tăng dần về đêm.
  • Đau lưng tăng khi hắt hơi, ho, són tiểu
  • Có các dị cảm như ngứa, tê bì hoặc yếu liệt hai chân.
  • Đau lưng xuất hiện đồng thời tình trạng ngứa bộ phận sinh dục, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. 
  • Đau lưng xuất hiện đồng thời với tức ngực sau một tai nạn xe cộ nghiêm trọng…

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Dự kiến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho nhóm ngành giáo viên và sức khỏe sẽ được công bố ngày 20/7/2024. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hai nhóm ngành này cần chú ý để đảm bảo đủ điều kiện trúng tuyển.
Đăng ký trực tuyến