Moxifloxacin thuốc điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Thứ bảy, 05/11/2022 | 14:54

Moxifloxacin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn hô hấp, viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da và mô mềm.

01667636009.jpeg

Moxifloxacin là thuốc điều trị bệnh lý do nhiễm vi khuẩn

1. Moxifloxacin là thuốc

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Moxifloxacin là kháng sinh tổng hợp nhóm fluoroquinolon. Giống như các fluoroquinolon khác, Moxifloxacin có tác dụng diệt khuẩn với cả vi khuẩn Gram – dương và vi khuẩn Gram – âm bằng cách ức chế enzyme topoisomerase II (DNA gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV Topoisomerase là những enzym cần thiết cho sự sao chép, phiên mã và tu sửa DNA vi khuẩn, dẫn đến ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt. Moxifloxacin có nhân 1,8-napthyridin chứa các nhóm thế 8-methoxy và 7-diazabicyclononyl làm tăng tác dụng kháng khuẩn và giảm sự chọn lọc các thể đột biến kháng thuốc của vi khuẩn Gram – dương.

Phổ kháng khuẩn:

Moxifloxacin có tác dụng diệt khuẩn trên các vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.

Vi khuẩn Gram dương: Hoạt tính kháng khuẩn của Moxifloxacin tốt hơn so với Ciprofloxacin, Levofloxacin và Ofloxacin trên vi khuẩn gram dương như Streptococcus pneumonia (bao gồm cả chủng kháng penicilin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, Streptococcus viridans, các tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus (chủng nhạy cảm với methicilin), Staphylococcus epidermidis (chủng nhạy cảm với methicilin),

Vi khuẩn Gram  âm: Hoạt tính của Moxifloxacin trên vi khuẩn gram như Pseudomonas cepacia, Xanthomonas maltophilia, Flavobacterium spp., các chủng Enterobacter và Acinetobacter spp., Một số chủng vi khuẩn gram âm khác như Haemophilus influenzae tiết hoặc không tiết beta-lactamase, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Legionella spp., Legionella pneumophila, Chlamydia pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae, Escherichia coli, Enterobacter cloacae, Proteus mirabilis, Fusobacterium spp.,

Hiện tượng đề kháng:

Hiện nay, thuốc kháng sinh nhóm Fluoroquinolon được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nhiều trên lâm sàng, hiện tượng kháng thuốc của nhóm Fluoroquinolon đã tăng lên. Cơ chế đề kháng thuốc của vi khuẩn phát triển chậm thông qua nhiều bước đột biến khác nhau. Moxifloxacin có sự kháng chéo giũa các thuốc khác trong nhóm fluoroquinolon trên vi khuẩn Gram âm. Tuy nhiên, vi khuẩn Gram dương đã kháng với các fluoroquinolon khác có thể vẫn còn nhạy cảm với Moxifloxacin.

Dược động học:

Moxifloxacin được hấp thu nhanh qua đường uống. Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 90%. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc, Sau khi uống liều 400 mg Moxifloxacin ở người lớn, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 4,5 microgam/ml trong vòng 1 – 3 giờ.

Moxifloxacin gắn kết với protein huyết tương khoảng 50%. Thể tích phân bố đạt từ 1,7 – 2,7 lít/kg. Moxifloxacin được phân bố rộng khắp cơ thể như trong tuyến nước bọt, dịch tiết ở mũi, phế quản, niêm mạc xoang, dịch trong nốt phồng ở da, mô dưới da và cơ xương. Nồng độ thuốc phân bố trong mô cao hơn cả nồng độ trong huyết tương.

Moxifloxacin được chuyển hoá tại gan qua đường liên hợp glucuronid và sulfat, không chuyển hoá qua hệ cytocrom P450. Thời gian bán thải của Moxifloxacin khoảng 12 giờ, vì vậy Moxifloxacin được dùng 1 lần/ngày.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Moxifloxacin

Theo tin tức y dược Moxifloxacin được sản xuất trên thị trường với dạng Moxifloxacin hydroclorid và hàm lượng là

Viên nén: 400mg

Dịch tiêm truyền: Chai hoặc túi chất dẻo 250 ml, chứa Moxifloxacin hydroclorid tương ứng với 400 mg Moxifloxacin, hòa tan trong dung dịch natri clorid 0.8%.

Thuốc nhỏ mắt 0,5%: Lọ 5 ml chứa 25mg Moxifloxacin tương đương 27,25 mg Moxifloxacin hydroclorid.

Brand name: Avelox , Vigamox

Generic: APdrops, Moveloxin Injection, Cevirflo, Moxipa, Moxideka, Eftimoxin, Aupiflox, Moxieye. Glomoxif, Eyewise, Isotic Moxicin, Kaciflox, Moxifloxacin, Moflox, SaVi Moxifloxacin, Rvmoxi, Biviflox, Ginoxen, Moxflacine, Egaldy, Eyesmox, Moxifloxacin Kabi, Moquin drop, Moquin Tab, Praxinstad, Moloxcin, Aviflox, Moxifloxan eye drops, solution, Optimox Sterile Eye Drops, Fipmoxo, Flomoxad, Minroge Ophthalmic Solution, Bluemoxi, Moxipex, Quimoxi, Mikrobiel, Motarute Eye Drops, Moxifloxacin Solution for Infusion, Moxifalon, Megamox, Tamvelier, Getmoxy , Moxetero, Teromox, Melocin , Ratida , Moxikune.

3.Thuốc Moxifloxacin được dùng cho những trường hợp nào

Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn tính gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Moraxella catarrhalis.

Điều trị nhiễm khuẩn xoang cấp do các vi khuẩn nhạy cảm như Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae.

Điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae hoặc Moraxella catarrhalis.

Điều trị nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da do Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus. Thuốc có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da như áp xe dưới da không biến chứng, chốc lở, đinh nhọt và viêm mô tế bào.

Điều trị tại chỗ các bệnh về mắt như viêm màng kết có chảy mủ do vi khuẩn nhạy cảm với Moxifloxacin gây ra. Dùng dạng thuốc nhỏ mắt và hướng dẫn về việc sử dụng hợp lý kháng sinh.

11667636009.jpeg

Viêm phế quản mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới

4.Cách dùng - Liều lượng của Moxifloxacin

Cách dùng:

Dạng viên uống: Được dùng theo đường uống trước hoặc sau bữa ăn. Moxifloxacin nên uống xa với thời điểm uống các thuốc antacid có chứa magnesi, nhôm hoặc calci hoặc các thuốc có chứa các cation kim loại như sắt hoặc các multivitamin có chứa kẽm, sucralfat hoặc didanosin dạng viên nhai được hoặc hoà tan có đệm hoặc dạng bột pha với antacid dành cho trẻ em ít nhất trước 4 giờ hoặc sau 8 giờ:

Dạng nhỏ mắt: Được dùng để nhỏ mắt. Lưu ý không được để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với mí mắt, vùng xung quanh mắt hoặc bất cứ vật nào.

Dung dịch tiêm truyền: Dùng để truyền tĩnh mạch chậm trong vòng 1 giờ với liều truyền 1 chai 400 Moxifloxacin một lần mỗi ngày. Tránh truyền nhanh. Sau khi dùng Moxifloxacin đường truyền tĩnh mạch có đáp ứng hiệu quả, có thể chuyển sang dùng viên nén Moxifloxacin 400 mg khi có chỉ định lâm sàng.

Liều dùng:

Dạng viên nén: Người lớn uống liều là 400 mg/lần/ngày.

Thời gian điều trị: 5 ngày với người bệnh đợt cấp của viêm phế quản mạn tính; 7 ngày với người bệnh nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da; 10 ngày với người bệnh nhiễm khuẩn xoang cấp, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa.

Ở người bệnh suy thận, suy gan và người cao tuổi:  Không cần hiệu chỉnh liều. Moxifloxacin chưa được nghiên cứu ở người người bị suy gan nặng hoặc suy thận đang chạy thận nhân tạo.

Dung dịch tiêm truyền: Truyền 1 chai 400 Moxifloxacin một lần mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chậm trong vòng 1 giờ, tránh truyền nhanh.

Sau khi dùng Moxifloxacin đường truyền tĩnh mạch, có thể chuyển sang dùng viên nén Moxifloxacin 400 mg khi có chỉ định lâm sàng.

Thuốc nhỏ mắt: Sử dụng ở người lớn, kể cả người cao tuổi: Nhỏ 1 giọt vào mắt bị viêm 3 lần/ngày, dùng thuốc trong 5 - 7 ngày.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt ở trẻ em: Không cần hiệu chỉnh liều.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt ở người suy gan và suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều.

Tóm lại, Liều dùng trên mang tính chất tham khảo, tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ nhiễm khuẩn, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Moxifloxacin

Nếu người bệnh quên một liều Moxifloxacin nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Moxifloxacin

Người bệnh dùng quá liều Moxifloxacin thường có triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT.

Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh xảy ra bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Khẩn trương rửa dày dày ruột và dùng bằng biện pháp thích hợp loại thuốc ra khỏi đường hoá. Đồng thời theo dõi chức năng gan, thận, kiểm tra điện tâm đồ để theo dõi khoảng QT và các biểu hiện thần kinh.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Moxifloxacin

1.Thuốc Moxifloxacin chống chỉ định cho những trương hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Moxifloxacin hoặc các quinolon khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Người mang thai và cho con bú.
  • Người có tiền sử bị viêm gân hoặc hoặc đứt gân do sử dụng thuốc nhóm quinolon.
  • Người có tiền sử khoảng QT kéo dài  và đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (procainamid, quinidin), nhóm III (sotalol, amiodaron).

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Moxifloxacin cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý với tác dụng động kinh có thể xảy ra khi điều trị bằng quinolones. Moxifloxacin nên được sử dụng một cách thận trọng trên những người bệnh đã có hay đang nghi ngờ có những bệnh lý hệ thần kinh trung ương, vì thuốc gây nguy cơ làm khởi phát động kinh hoặc có thể hạ thấp ngưỡng động kinh.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng Moxifloxacin cho người bệnh suy gan. Vì không có dữ liệu về dược động học trong những trường hợp suy gan nặng.
  • Lưu ý thận trọng với tác dụng kéo dài khoảng QTc của Moxifloxacin. Mặc dù mức độ kéo dài QTc nhỏ khoảng 1,2%, Moxifloxacin nên được sử dụng thận trọng trên những người bệnh có hội chứng QTc dài bẩm sinh hay mắc phải hoặc trên những bệnh nhân đang dùng những thuốc có khả năng kéo dài khoảng QTc như các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III.
  • Lưu ý thận trọng với tác dụng gây viêm gân và đứt gân có thể xảy ra khi điều trị bằng quinolones, đặc biệt trên người bệnh già và những người đang điều trị với corticosteroids. Khi có những dấu hiệu đầu tiên của đau hay viêm, người bệnh phải được ngưng thuốc và bất động chi bị ảnh hưởng. Chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về đứt gân với Moxifloxacin.
  • Lưu ý với tác dụng gây viêm đại tràng có giả mạc đã được báo cáo khi sử dụng những kháng sinh phổ rộng. Thận trọng ở những bệnh nhân bị tiêu chảy trầm trọng khi dùng kháng sinh.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, Moxifloxacin phân bố  được vào nhau thai gây dị tật cho thai nhi rất lớn. Khuyến cáo không sử dụng Moxifloxacin trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Moxifloxacin có bài tiết qua sữa mẹ, gây tổn thương sụn khớp ở trẻ nhỏ khi bú sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng thuốc Moxifloxacin ở người mẹ đang cho con bú.
  • Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Moxifloxacin có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt, hoa mắt.
21667636009.jpeg

Không dùng Moxifloxacin cho người có tiền sử khoảng QT kéo dài

8.Thuốc Moxifloxacin gây ra tác dụng phụ nào

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
  • Ít gặp: Khó tiêu, đau bụng, khô miệng, rối loạn vị giác thường ở mức độ nhẹ. Đau đầu, trầm cảm, lú lẫn, run rẩy, bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, ngủ gà, co giật. Ngứa, ban đỏ da. Tăng men amylase, lactat dehydrogenase, đau cơ, đau khớp.
  • Hiếm gặp: Khoảng QT kéo dài, đứt gân  Achille và các gân khác, tiêu chảy do Clostridium difficile, ảo giác, rối loạn trường nhìn, suy nhược, có ý nghĩ tự sát.  

Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Moxifloxacin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Moxifloxacin, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn hướng dẫn để xử trí kịp thời.

9.Moxifloxacin tương tác với các thuốc nào

Các thuốc kháng acid, sucralfate, multivitamin có chứa kẽm, các chế phẩm có chứa sắt, didanosin dạng viên nhai được hoặc hoà tan có đệm hoặc dạng bột pha với antacid dành cho trẻ em: Làm giảm hấp thu Moxifloxacin khi được dùng chung với với các thuốc này. Nên uống Moxifloxacin xa với thời điểm dùng các thuốc này ít nhất trước 4 giờ hoặc sau 8 giờ.

Warfarin: Khi dùng đồng thới với Moxifloxacin, làm tăng tác dụng chống đông máu, kéo dài thời gian prothrombin, tăng chỉ số INR của Warfarin. Cần theo dõi thận trọng thời gian prothrombin và tình trạng đông máu khi dùng Moxifloxacin đồng thời với Warfarin.

Thuốc chống viêm không steroid: Làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi được dùng cùng với Moxifloxacin.

Cisaprid, Erythromycin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chống loạn thần: Làm tăng cộng hưởng tác dụng gây khoảng QT kéo dài khi dùng đồng thời với Moxifloxacin.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả.

10.Bảo quản Moxifloxacin như thế nào

Moxifloxacin được bảo quản thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, khô ráo, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com:  https://www.drugs.com/mtm/moxifloxacin-oral-injection.html
  • Dược thư quốc gia 2018.

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến