Mụn bọc ở cằm không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn gây cảm giác khó chịu và đau nhức. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là cần thiết để cải thiện và khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Mụn bọc ở cằm không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn gây cảm giác khó chịu và đau nhức. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là cần thiết để cải thiện và khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, không giống mụn trứng cá, mụn bọc thường lớn, chứa mủ và gây sưng viêm da. Nhiều trường hợp mụn bọc gây đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.
Mụn bọc ở cằm là tình trạng mụn xuất hiện tập trung tại cằm, chia thành 3 loại:
Rối loạn nội tiết, việc chăm sóc da không đúng cách, và thói quen sinh hoạt không lành mạnh là những nguyên nhân chính dẫn đến mụn bọc ở cằm.
Rối loạn nội tiết: Tình trạng này thường xảy ra ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Khi nội tiết tố thay đổi, lượng dầu trên da tăng lên, gây ra mụn bọc không chỉ ở cằm mà còn ở nhiều vị trí khác trên khuôn mặt.
Vệ sinh da không đúng cách: Việc chăm sóc da không cẩn thận, chẳng hạn như rửa mặt qua loa, không loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc tế bào chết, sẽ tạo điều kiện cho mụn bọc phát triển. Ngược lại, nếu vệ sinh da quá kỹ, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm hoặc làm sạch quá mức cũng có thể khiến da mất cân bằng độ ẩm và pH, dẫn đến da nhạy cảm và dễ bị mụn hơn.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, mỹ phẩm bao gồm sữa rửa mặt, toner, serum, kem dưỡng ẩm, kem trị mụn, và phấn trang điểm nếu không phù hợp với da hoặc có chất lượng kém, dễ gây dị ứng, kích ứng da, và làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Thói quen chạm mặt và tự nặn mụn: Nhiều người có thói quen đưa tay lên mặt hoặc tự nặn mụn, điều này không chỉ làm lây lan vi khuẩn từ tay lên mặt mà còn khiến mụn bọc ở cằm bị sưng viêm nặng hơn, gây nhiễm trùng và khó điều trị.
Ăn uống không khoa học: Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, nước ngọt có ga, và bánh kẹo ngọt dễ làm cơ thể bị nóng trong, dẫn đến hình thành mụn. Khi ăn uống không lành mạnh, việc điều trị mụn sẽ trở nên kém hiệu quả.
Sinh hoạt không lành mạnh: Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, thiếu ngủ đều làm suy giảm hệ miễn dịch, gây rối loạn nội tiết tố, da tiết nhiều dầu, dẫn đến mụn bọc xuất hiện ở cằm, trán, má và các khu vực khác trên cơ thể.
Để trị mụn bọc ở cằm, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Trong quá trình điều trị, tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh bỏ dở giữa chừng.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur