Mụn sơ sinh (MILIA) ở trẻ em có nguy hiểm không

Chủ nhật, 29/01/2023 | 10:42

Mụn sơ sinh hay ban sơ sinh (Milia) là những nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng thường xuất hiện trên khuôn mặt bé. Đây là bệnh lý lành tính ở da và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.

01674964234.jpeg

Mụn sơ sinh MILIA ở trẻ em có nguy hiểm không

Nguyên nhân gây mụn sơ sinh

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Mụn sơ sinh thường do lắng đọng các chất bã, hormone từ mẹ trong quá trình mang thai.

Đôi khi có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc mẹ sử dụng trong khi mang thai, hoặc thuốc dung cho trẻ.

Có một số trẻ bị dị ứng với sữa công thức chứa nhiều đạm.

Nhạy cảm với thức ăn của mẹ tiết vào trong sữa nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng kích thích các mụn sơ sinh xuất hiện.

Biểu hiện lâm sàng của mụn sơ sinh

Mụn sơ sinh là các sẩn nhỏ < 3mm, màu đỏ hoặc trắng, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám.  Thường gặp ở trên mặt bé nhiều nhất là phần má và mũi của bé. Ở các vị trí khác như trán, bụng, lưng, cổ … cũng có thể có. Trong trường hợp thời tiết quá nóng, bé ra nhiều mồ hôi không vệ sinh sạch sẽ khi bé bị dính sữa, nước bọt, ủ bé quá kĩ, sử dụng quần áo vải thô cứng cho bé thì mụn sơ sinh sẽ nổi rõ hơn và nhiều hơn.

Mụn sơ sinh có nguy hiểm không?

Mụn sơ sinh tự mất đi sau 3-4 tuần, không cần chữa. Sau đó, nó lại mọc thêm chỗ khác cho đến khi con lớn hơn chút sẽ tự hết hoàn toàn. Trường hợp bố mẹ chăm sóc con không đúng có thể khiến da bé bị kích ứng, viêm nhiễm và để lại di chứng về sau.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mụn sơ sinh

  • Mụn sơ sinh hoàn toàn không để lại sẹo, trừ khi mẹ cố tình nặn hoặc làm tổn thương da.
  • Mụn sơ sinh đừng bao giờ bôi thuốc chứa corticoid hay bất kỳ thuốc kháng sinh gì lên mặt con nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, khi tiếp xúc với trẻ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Sử dụng quần áo có chất vải mềm mịn, thông thoáng, thấm hút mồ hôi cho trẻ.
  • Khi có biểu hiện dị ứng đạm cần đổi sữa thích hợp cho trẻ.
  • Đối với trẻ bú mẹ, chế độ ăn của mẹ nên hạn chế các chất có tính cay nóng.
  • Không dùng phấn chống rôm, sẩy cho trẻ vì một số bé có thể bị dị ứng các thành ohaanf có trong đó.
  • Một số mẹ thấy mụn như vậy khi tắm cho con cố tình lau thật mạnh. Đặc biệt những nhà có thuê người trông trẻ, vì họ lớn nên cứ nghĩ lau thật mạnh để sạch cho con.

Các mẹ càng cố can thiệp thì tình trạng mụn sơ sinh càng nặng thêm. Việc các mẹ cần làm là chăm sóc con đúng cách, có thể sử dụng các loại lá tắm cho bé và sử dụng các loại dưỡng ẩm, sữa tắm riêng dành cho con.

Trẻ bị mụn sơ sinh nên tắm những loại lá nào?

- Chè xanh: trong lá chè xanh có thành phần tannin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp cho da bé khô thoáng, dịu da, bảo vệ làn da non nớt của trẻ. Chè xanh còn hạn chế rôm sẩy, hăm tã ở trẻ.

- Mướp đắng (khổ qua): thành phần kháng sinh tự nhiên giúp làm sạch, sát khuẩn, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trên da của bé.

- Sài đất có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm hạn chế mụn nhọt, lở ngứa ngoài da cho trẻ.

Một số loại lá khác mẹ có thể dùng tắm cho bé như lá khế, kinh giới, lá giềng.

11674964234.jpeg

Trẻ bị mụn sơ sinh nên tắm những loại lá nào

Lưu ý khi lựa chọn lá tắm cho bé bị mụn sơ sinh

- Lựa chọn lá sạch, an toàn, không sử dụng hóa chất độc hại

- Phải rửa sạch trước khi dùng cho bé

- Sử dụng loại lá phù hợp cho từng bé, không phải tất cả các bé đều giống nhau.

  • Một số loại dưỡng ầm mẹ có thể sử dụng cho con: Cetaphil, Dexeryl, Aveeno, Bubchen,…
  • Mẹ có thể lựa chọn các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ: Cetaphil, Pigeon, Lactacyd, Chicco,…

Tóm lại theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Mụn sơ sinh chẳng có hại gì, chăm sóc đúng cách sẽ mất sau 3-4 tuần nên trước làn da non nớt của trẻ để bôi hay sử dụng bất kì loại thuốc nào các mẹ cần cân nhắc thật kĩ và khi thấy tình trạng mụn sơ sinh nặng lên, có viêm gây đau đớn khó chịu cho trẻ thì đi khám kịp thời.

Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp ở người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Điều gì gây ra sỏi tiết niệu? Làm thế nào để phát hiện và điều trị căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Sau một ngày làm việc hay học tập căng thẳng, giấc ngủ đêm là thời gian quan trọng để cơ thể phục hồi. Thức khuya thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu biểu.
 Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

 Lưu ý khi sử dụng Serratiopeptidase trong điều trị viêm

Thuốc Serratiopeptidase được các chuyên gia y tế sử dụng cho người bệnh để giảm viêm trong các bệnh lý viêm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm xoang, viêm răng lợi,…Bên cạnh đó, cần lưu ý cách sử dụng và các tác dụng không mong muốn của thuốc này.
Đăng ký trực tuyến