Ngủ ngáy và những nguy cơ sức khỏe mà bạn cần biết

Thứ ba, 30/01/2024 | 08:54

Ngủ ngáy có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh không xác định được nguyên nhân gốc và không nhận ra tác động của nó đối với sức khỏe. Khi gặp bất kỳ triệu chứng ngủ ngáy liên quan đến vấn đề sức khỏe nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

01706580049.jpeg
Ngủ ngáy có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh không xác định được nguyên nhân gốc của tình trạng này

Tìm hiểu về ngủ ngáy

Ngủ ngáy là gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, ngáy là tiếng ồn phát ra khi các đường hô hấp trên cơ thể rung lên trong khi ngủ. Hiện tượng này thường xuất hiện trong thời kỳ hít thở, nhưng cũng có thể xảy ra trong thời kỳ thở ra. Được ghi nhận phổ biến ở khoảng 44% nam giới và 28% nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 60. Trong quá trình hít thở khi ngủ, do lượng không khí đi qua vùng họng hẹp phía sau, làm rung lên các mô niêm mạc xung quanh, tạo ra âm thanh ngáy.

Nguyên nhân nào gây ra ngủ ngáy?

Trong hầu hết các trường hợp, sự cản trở làm cho luồng không khí giữa họng và mũi không lưu thông một cách bình thường, dẫn đến hiện tượng ngủ ngáy. Nguyên nhân của việc ngủ ngáy có thể là do các vấn đề như dị ứng, tắc nghẽn mũi, amidan phình to, và nhiều hơn nữa. Ngoài ra, ngủ ngáy cũng có thể do các bất thường bẩm sinh như họng hẹp, lưỡi phình to, cuống họng quá dài, hoặc chân lưỡi dày.

Ngủ ngáy có gây nguy hiểm không?

Ngoài việc gây khó chịu cho người ngủ cùng, người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có thể đối diện với một số nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại.

Ở trẻ em, ngủ ngáy thường làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến sự phát triển không đầy đủ cả về thể chất lẫn trí tuệ do não bị thiếu oxy khi ngủ. Đồng thời, nó cũng có thể gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ và ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt do phải miệng thường há ra để hít thở.

Ở người lớn, ngủ ngáy có thể dẫn đến ngưng thở trong giấc ngủ, khi các mô và niêm mạc trong họng làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây ra sự thiếu dưỡng khí cho phổi và não. Điều này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây mệt mỏi do não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ. Trong trường hợp nghiêm trọng, ngủ ngáy có thể làm giảm trí nhớ, năng suất làm việc, khả năng tập trung, và gây ra các vấn đề về tâm trạng.

Ngoài ra, người mắc bệnh ngủ ngáy cũng có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh khác như cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, và rối loạn tình dục, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.

Có thể chữa khỏi ngủ ngáy không?

11706580049.jpeg
Việc giảm cân khi béo phì có thể giúp giảm tình trạng ngủ ngáy

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng chia sẻ thêm, dưới đây là một số phương pháp đơn giản có thể được áp dụng để điều trị bệnh ngủ ngáy:

  • Giảm cân: Thừa cân và béo phì thường là nguyên nhân gây ngủ ngáy. Do đó, việc giảm cân có thể giúp giảm hiện tượng ngáy khi ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường hoạt động thể chất đều đặn giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời cũng giúp tăng cường lượng oxy lên não.
  • Hạn chế rượu và thuốc an thần: Tránh uống rượu hoặc sử dụng thuốc an thần trước khi đi ngủ, vì chúng có thể làm chùng cơ bắp cuống họng và gây ra ngủ ngáy.
  • Hạn chế ăn nhiều vào buổi tối: Ăn quá nhiều có thể gây cảm giác đầy hơi và chướng bụng, làm tăng nguy cơ ngủ ngáy.
  • Điều trị viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra ngủ ngáy, vì vậy cần điều trị dứt điểm bệnh này.
  • Nằm nghiêng và giữ đầu cao: Tư thế nằm nghiêng và giữ đầu cao hơn có thể giúp cải thiện thông khí và giảm ngủ ngáy.
  • Sử dụng máy bơm không khí cao áp: Trong trường hợp có biến chứng ở tim hoặc phổi, việc sử dụng máy bơm không khí cao áp có thể giúp hỗ trợ quá trình thở.
  • Sử dụng dụng cụ nha khoa: Người mắc bệnh ngủ ngáy do dị tật hàm ếch có thể sử dụng dụng cụ nha khoa để giữ cho hàm ếch không bị chùng xuống và khí quản không bị bít lại.
  • Phẫu thuật bằng tia laser: Trong những trường hợp nặng, phẫu thuật bằng tia laser có thể được thực hiện để đốt các phần mềm ở cuống họng.
  • Đo đa ký giấc ngủ: Thực hiện đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: ngủ ngáy
Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg là thuốc được sử dụng điều trị chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say sóng, say khi đi tàu xe và các rối loạn tiền đình khác.
Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Khi bước vào tuổi dậy thì, ngoài thay đổi về tâm sinh lý, thanh thiếu niên còn phải đối mặt với mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố. Mụn tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm sự tự tin của nhiều bạn trẻ.
Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser  24mg là thuốc được sử dụng điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.
Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ chậm tăng cân và thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ tăng cân chậm? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này và giúp bé phát triển cao lớn hơn?
Đăng ký trực tuyến