Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Thứ tư, 07/05/2025 | 15:50

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

01746608241.jpeg
Các bệnh lý giác mạc cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Tìm hiểu về giác mạc

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, giác mạc là lớp mô mỏng, trong suốt và có hình vòm, nằm ở phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào mắt. Bộ phận này không chỉ giúp bảo vệ mắt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh khúc xạ ánh sáng.

Do cấu tạo mỏng và vị trí nằm ngoài cùng, giác mạc rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố từ môi trường. Khi bị vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập, giác mạc dễ phát sinh các bệnh lý nghiêm trọng.

Cùng tìm hiểu những bệnh lý giác mạc phổ biến, các yếu tố gây bệnh và biện pháp phòng tránh an toàn

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc mắt là tình trạng tổn thương giác mạc do nhiều nguyên nhân như chấn thương (rách, xước giác mạc), dị vật rơi vào mắt hoặc các tác nhân vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng). Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập và gây viêm tại các tổ chức giác mạc, có thể dẫn đến hoại tử. Viêm giác mạc là một bệnh lý thường gặp, bao gồm viêm nông (viêm loét giác mạc) và viêm sâu (viêm giác mạc nhu mô).

Nguyên nhân phổ biến:

  • Vi khuẩn: Tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu.
  • Virus: Herpes, Adenovirus (nếu không điều trị dứt điểm viêm kết mạc cấp sau 7–10 ngày có thể tổn thương giác mạc).
  • Nấm: Ít gặp hơn nhưng khó điều trị và dễ biến chứng nặng.
  • Ngoài ra còn có các yếu tố như: sẹo giác mạc, liệt dây thần kinh, khô mắt, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, dị ứng miễn dịch.

Triệu chứng thường gặp:

  • Chảy nước mắt liên tục.
  • Đau nhức mắt, tăng đau khi nhìn sáng hoặc vận động mắt.
  • Nhạy cảm ánh sáng, luôn muốn nhắm mắt.
  • Giảm thị lực đáng kể (phân biệt với viêm kết mạc).
  • Có thể gây sẹo, loét sâu, viêm mủ nội nhãn, dẫn đến mất thị lực.

Điều trị và phòng ngừa:

11746608241.jpeg
Các bệnh lý về giác mạc phổ biến

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, viêm giác mạc nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị có thể bao gồm dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc nấm, và trong trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật.

Xước giác mạc

Xước giác mạc có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là thói quen dụi mắt, chạm tay bẩn vào mắt hoặc do dị vật rơi vào mắt. Tình trạng này khiến mắt bị đau, cộm và nhạy cảm với ánh sáng.

Vết trầy xước tạo điều kiện để vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập và gây nhiễm trùng giác mạc. Một số loại vi khuẩn có thể gây tổn thương nghiêm trọng chỉ trong vòng 24 giờ.

Nếu không xử lý đúng cách, xước giác mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng và tổn thương thị lực. Người bệnh không nên dụi mắt hoặc bịt kín mắt bị thương, vì có thể làm tình trạng tệ hơn. Thay vào đó, hãy nhắm mắt nhẹ nhàng, dùng gạc sạch che hờ mắt và đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh lý giác mạc thường gặp nguy hiểm nhất

Rách giác mạc là một trong những bệnh lý nghiêm trọng nhất ở giác mạc, có thể gây tổn thương nặng nề cho mắt và thị lực. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, vết rách có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng và gây mù lòa.

Việc điều trị cần được thực hiện thận trọng và chính xác, vì khả năng hồi phục còn phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương. Khi có dấu hiệu rách giác mạc hoặc bất kỳ vấn đề nghi ngờ nào ở mắt, người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị đúng hướng, tránh biến chứng nghiêm trọng về sau.

Trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, để phòng tránh rách giác mạc, cần tránh các tác nhân gây tổn thương mắt. Hãy sử dụng đồ bảo hộ lao động phù hợp để bảo vệ mắt khỏi bụi, dị vật hoặc hóa chất. Ngoài ra, nên tránh để bụi bẩn, nước bẩn bắn vào mắt và tuyệt đối không dùng tay dụi mắt, vì tay chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt khi dụi mạnh hoặc liên tục.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: giác mạc
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc gì và phòng tránh như thế nào?

Những mụn nước rộp chứa dịch ở môi không chỉ gây khó chịu như đau rát, ngứa ngáy mà còn có thể lây lan nếu không được xử lý đúng cách. Vậy khi bị nổi mụn nước ở môi nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Những bệnh phổ biến ở giác mạc : Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các bệnh lý giác mạc thường gặp không quá khó điều trị, nhưng nếu chậm trễ trong phát hiện và can thiệp, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Làm sao để khỏi sốt siêu vi nhanh? Thuốc điều trị và cách phòng tránh

Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi, chăm sóc người bệnh ra sao và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính có đáng lo ngại? Những điều bạn cần biết

U da lành tính hình thành do sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát của các tế bào da. Đây là những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da, không có khả năng xâm lấn hay di căn đến các cơ quan khác. Vậy u da lành tính có nguy hiểm không?
Đăng ký trực tuyến