Những điều cần biết khi sử dụng thuốc bôi trị bỏng hiệu quả

Thứ sáu, 21/02/2025 | 10:34

Bỏng là tổn thương da do nhiệt, có thể từ nhẹ đến nặng. Với bỏng nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc bôi trị bỏng. Tuy nhiên, để thuốc phát huy hiệu quả và giúp vết thương mau lành, cần sử dụng đúng cách.

01740109386.jpeg
Người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng thuốc bôi trị bỏng

Phân loại mức độ bỏng trên da

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bỏng là tai nạn phổ biến trong cuộc sống, có thể do nước sôi, hơi nước, điện,… Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương, cách điều trị cũng khác nhau để vết thương nhanh lành và hạn chế sẹo.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bỏng được chia thành 4 cấp:

  • Độ 1: Da đỏ, sưng nhẹ, không phồng rộp, ít để lại sẹo.
  • Độ 2: Tổn thương mô bên trong, da dày hơn.
  • Độ 3: Tổn thương sâu, có thể gây mất cảm giác, da chuyển màu đen xám hoặc trắng.
  • Độ 4: Tổn thương nghiêm trọng đến xương và gân.

Bỏng nhẹ (độ 1, 2) có thể tự điều trị tại nhà, trong khi bỏng nặng (độ 3, 4) cần được bác sĩ chuyên khoa xử lý để tránh biến chứng nguy hiểm. Tự ý điều trị bỏng nặng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc bôi trị bỏng như thế nào?

Tùy vào cấp độ của vết bỏng mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Nếu vết bỏng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi trị bỏng tại nhà kết hợp với chăm sóc đúng cách để vết thương nhanh hồi phục.

Bỏng độ 1: Khi da chỉ bị ửng đỏ, bạn có thể làm dịu vùng bị tổn thương bằng gel nha đam nguyên chất. Để đảm bảo an toàn, nên chọn các sản phẩm có chiết xuất 100% từ lô hội.

11740109386.jpeg
Sử dụng thuốc bôi trị bỏng như thế nào hiệu quả

Bỏng độ 2: Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, với trường hợp này, bạn cần sử dụng thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cách bôi thuốc trị bỏng cơ bản bao gồm các bước sau:

  • Vệ sinh vết bỏng bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thoa thuốc bôi trị bỏng: Dùng kem bạc sulfadiazin 1% thoa một lớp mỏng lên vết bỏng để phòng ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ tái tạo da. Khi bôi thuốc, cần sử dụng dụng cụ vô trùng. Nếu phải bôi một lớp kem dày, nên dùng que đè lưỡi sạch để lấy thuốc.
  • Băng vết thương: Sử dụng một miếng gạc vô trùng để che phủ vết bỏng. Có thể dùng gạc tẩm thuốc để đắp lên vết thương ngay sau khi vệ sinh, giúp quá trình thay băng dễ dàng hơn và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
  • Cố định vết bỏng: Nếu vết thương chảy nhiều dịch, sau khi bôi thuốc, bạn có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch rồi cố định lại. Việc thay thuốc và băng gạc cần được thực hiện 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Khi bôi thuốc trị bỏng, bạn nên kéo căng nhẹ vùng da bị thương để tránh co rút, đồng thời hạn chế cử động vùng tổn thương. Mỗi ngày, bạn có thể thực hiện động tác kéo căng này khoảng 10 lần. Việc bôi thuốc có thể dừng lại khi lớp da bỏng bong ra và da non mới xuất hiện. Lúc này, bạn cũng không cần băng gạc lên vùng da bị bỏng nữa.

Điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị bỏng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi điều trị và sử dụng thuốc bôi trị bỏng để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Nếu vùng bỏng lớn, thuốc bôi trị bỏng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khác như thuốc phòng ngừa động kinh hay thuốc hạ đường huyết.
  • Cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường hoặc động kinh, để điều chỉnh liều dùng phù hợp. Nếu không kiểm soát tốt, việc bôi thuốc bỏng có thể khiến các bệnh lý này tiến triển nặng hơn.
  • Bên cạnh việc bôi thuốc, bạn có thể bổ sung vitamin C và E để thúc đẩy quá trình phục hồi. Khi da bỏng bong ra và xuất hiện lớp da non, có thể dùng vitamin E bôi trực tiếp lên vùng tổn thương để hỗ trợ tái tạo da.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Hoa ngũ sắc là vị thuốc được sử dụng trong y hoc cổ truyền có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao, ho ra máu, cao huyết áp,…
Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt (Radix Flemingiae) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng kiện gân cốt, thanh phế, giải độc, giảm viêm, giãn cơ. Cây mọc hoang trên đồi núi và được dùng lâu đời trong bài thuốc dân gian.
ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

Bệnh tim mạch phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe. Nhiều người dùng thảo dược hỗ trợ điều trị, đặc biệt hở van tim. Ích Tâm Khang là sản phẩm tiêu biểu, kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng

Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính. Việc sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để trị viêm đường tiết niệu cùng những lưu ý quan trọng khi dùng.
Đăng ký trực tuyến