Thuốc trị nấm da đầu có giúp chữa dứt điểm bệnh không?

Thứ năm, 20/02/2025 | 10:29

Nấm da đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có nguy cơ lây lan cao. Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc trị nấm. Vậy, liệu các loại thuốc này có thể giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn hay không?

01740022609.jpeg
Nấm da đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Thông tin về bệnh nấm da đầu

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nấm da đầu là một bệnh da liễu phổ biến. Trên da đầu tồn tại nhiều loại vi nấm, hầu hết không gây hại, nhưng khi phát triển quá mức, chúng có thể gây viêm da.

Một số triệu chứng thường gặp của nấm da đầu bao gồm:

  • Gàu nhiều, ngứa da đầu: Người bệnh có thể bị ngứa ngay cả khi vừa gội đầu.
  • Xuất hiện mụn đỏ: Nếu không điều trị sớm, da đầu có thể xuất hiện nhiều mụn nhỏ màu đỏ, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Rụng tóc nhiều: Khoảng 20 ngày sau khi nhiễm nấm, tóc có thể rụng bất thường. Nếu không xử lý kịp thời, tóc có nguy cơ rụng thành từng mảng, dẫn đến hói đầu.

Mặc dù nấm da đầu hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng, nhưng bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện ổ áp xe do nấm (kerion), gây sưng mềm, chảy mủ và tạo lớp vảy vàng trên da đầu.

Thuốc điều trị nấm da đầu có thể điều trị dứt điểm bệnh không?

Trong những trường hợp nhẹ và được phát hiện sớm, người bệnh có thể sử dụng dầu gội trị nấm chứa selenium sulfide hoặc ketoconazole để kiểm soát nấm và giảm rụng tóc.

Tuy nhiên, với các trường hợp nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị tùy theo loại vi nấm gây bệnh. Nếu được điều trị đúng cách và sử dụng thuốc phù hợp, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn.

Thuốc điều trị nấm da đầu gồm những loại nào?

Thuốc trị nấm da đầu được chia thành hai dạng chính: thuốc bôi và thuốc uống. Trong trường hợp thuốc bôi không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc uống để cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

Thuốc bôi

Trước khi sử dụng thuốc bôi, người bệnh nên cắt tóc tại vùng da đầu bị nhiễm nấm để thuốc thẩm thấu tốt hơn, giúp giảm ngứa và loại bỏ vi nấm hiệu quả. Một số loại thuốc bôi phổ biến gồm:

  • Clotrimazole
  • Miconazole
  • Naftifine
11740022609.jpeg
Các loại thuốc điều trị nấm da đầu

Thuốc uống

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, khi dầu gội trị nấm và thuốc bôi không đủ hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống để nâng cao khả năng điều trị. Các loại thuốc chống nấm dạng uống thường dùng:

  • Itraconazole
  • Fluconazole
  • Ketoconazole

Người bệnh cần dùng thuốc trong khoảng 2 – 4 tuần để đạt hiệu quả tối ưu. Đặc biệt, trẻ em có nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với người lớn, do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định Griseofulvin hoặc Terbinafine, thường sử dụng trong 6 – 8 tuần để kiểm soát tình trạng nấm. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, nổi mẩn da,... Nếu trẻ nhỏ dùng thuốc, cần theo dõi sát để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị nấm da đầu

Dù dùng thuốc bôi hay thuốc uống, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc, dùng sai liều, ngưng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Dùng thuốc điều trị nấm da đầu cần lưu ý gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị nấm da đầu, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ:

  • Thông báo với bác sĩ nếu đang điều trị bệnh khác để tránh tương tác thuốc.
  • Kiểm tra phản ứng với thuốc bôi trước khi dùng trên da đầu.
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường như ngứa rát, nổi mẩn.
  • Tránh dùng dầu gội có chất tẩy mạnh, không cào gãi da đầu.
  • Xả sạch dầu gội, làm khô tóc sau khi gội hoặc đi mưa để tránh nấm phát triển.
  • Không đội mũ quá chật, không dùng chung khăn tắm, lược, mũ với người khác.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, vệ sinh nơi ở sạch sẽ để hỗ trợ điều trị.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nấm da đầu, người bệnh nên đi khám sớm để điều trị kịp thời, giúp bệnh khỏi hoàn toàn và tránh tái phát.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: nấm da đầu
Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa ngũ sắc đối với sức khoẻ

Hoa ngũ sắc là vị thuốc được sử dụng trong y hoc cổ truyền có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao, ho ra máu, cao huyết áp,…
Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt -Vị thuốc Kiện gân, xương và thanh phế hiệu quả

Thiên Cân Bạt (Radix Flemingiae) là dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng kiện gân cốt, thanh phế, giải độc, giảm viêm, giãn cơ. Cây mọc hoang trên đồi núi và được dùng lâu đời trong bài thuốc dân gian.
ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

ÍCH TÂM KHANG – SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỞ VAN TIM

Bệnh tim mạch phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe. Nhiều người dùng thảo dược hỗ trợ điều trị, đặc biệt hở van tim. Ích Tâm Khang là sản phẩm tiêu biểu, kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng

Các nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều cần biết khi sử dụng

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính. Việc sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để trị viêm đường tiết niệu cùng những lưu ý quan trọng khi dùng.
Đăng ký trực tuyến