Những điều cơ bản cần biết về bệnh ung thư xương

Chủ nhật, 26/11/2023 | 09:18

Ung thư xương thường là một loại ung thư hiếm gặp. Bệnh phát triển chậm và không có những triệu chứng rõ ràng, dẫn đến việc người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về ung thư xương.

01700965573.jpeg
Ung thư xương thường là một loại ung thư hiếm gặp

Tìm hiểu về bệnh ung thư xương

Theo các Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, ung thư xương xuất phát từ các thành phần cấu tạo của xương, bao gồm tế bào tạo xương, tạo sụn và mô liên kết trong xương. Bệnh thường có đặc tính ác tính cao và có khả năng lan rộng nhanh chóng. Nó có thể xuất phát từ bản thân xương hoặc từ sự di căn từ các vùng khác, thường là từ vùng vú, phổi...

Mặc dù có nhiều nghiên cứu, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được hiểu rõ.

Biểu hiện của bệnh ung thư xương

Ung thư xương có các triệu chứng khác nhau tùy theo giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Triệu chứng không rõ ràng, đau xương ban đêm hoặc khi hoạt động, có thể cảm nhận khối u và da có thể ấm hơn vùng khác.
  • Giai đoạn tiến triển: Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau xương trầm trọng không giảm bớt bằng thuốc, sưng vùng xương bị ảnh hưởng, có thể gãy xương không do chấn thương trực tiếp.
  • Vị trí phổ biến: Gần khớp, xa khuỷu (xương bàn chân, xương đùi, xương cánh tay), thường xuất hiện ở xương dài và đôi khi ở xương phẳng như xương chậu, xương vai.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư xương?

Ung thư xương thường phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là từ 10-14 tuổi (80% tỷ lệ mắc bệnh). Giai đoạn thứ hai thường xuất hiện ở nhóm tuổi 50-60, đi kèm với biến đổi mạnh mẽ trong hệ cơ-xương khớp. Nguyên nhân có thể gây ung thư xương bao gồm yếu tố di truyền từ các hội chứng như Li-Fraumeni, Rothmund-Thomson, hoặc bệnh Paget xương. Tiền sử phơi nhiễm phóng xạ cũng có thể đóng vai trò trong việc gây ra bệnh này.

11700965573.jpeg
Ung thư xương thường phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên

Bệnh ung thư xương được chẩn đoán bằng biện pháp nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chẩn đoán ung thư xương sử dụng các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Chụp X-quang xương thẳng và nghiêng: Xác định vị trí, số lượng tổn thương và đánh giá mức độ xâm lấn vào mô mềm.
  • CT-scan: Đánh giá lan rộng của tổn thương trong và ngoài xương, cũng như trong tủy xương.
  • MRI: Đánh giá tổn thương trong xương, tủy xương, mô mềm, và xâm lấn vào cấu trúc thần kinh và mạch máu.
  • Bone scan: Xác định ranh giới tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị.
  • PET/CT: Phát hiện và theo dõi sự phát triển của sarcoma phần mềm, tái phát sarcoma ở xương hoặc di căn xa, phân biệt tổn thương ác tính và lành tính.
  • Sinh thiết: Dùng để chẩn đoán, phân loại và xác định độ ác tính của tổn thương.
  • Xét nghiệm khác: Siêu âm ổ bụng và X-quang phổi đánh giá tình trạng di căn của bệnh.

Bệnh ung thư xương có điều trị được không?

Điều trị ung thư xương thường là một kế hoạch phức tạp, kết hợp nhiều chuyên ngành y học như Chẩn thương chỉnh hình, Chẩn đoán hình ảnh, Phẫu thuật bệnh, Hóa trị, và Xạ trị. Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư xương đã đạt được kết quả khả quan, với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt 70%. 

Các phương pháp điều trị ung thư xương chủ yếu bao gồm:

Phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư xương:

Loại bỏ khối u để điều trị triệt để.

Nguyên tắc: Loại bỏ toàn bộ tổn thương ung thư và một phần cơ bị xâm lấn để đảm bảo không còn tế bào ác tính. Kết quả có thể làm bệnh nhân mất một đoạn xương hoặc thậm chí một xương hoàn chỉnh.

Phẫu thuật bảo tồn chi đang dần thay thế phẫu thuật cắt cụt chi thể. Điều này bao gồm:

  • Sử dụng mảnh ghép xương từ nguồn hiến tặng.
  • Sử dụng vật liệu nhân tạo như Titan, hợp kim, vật liệu y tế.
  • Sử dụng mảnh ghép xương từ cơ thể bệnh nhân – kỹ thuật xử lý dung dịch Nitơ lỏng.

Hóa chất:

Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tác dụng toàn thân: Hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự di căn.

Tác dụng tại chỗ: Có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để kiểm soát khối u hoặc ngăn chặn tái phát.

Xạ trị:

Sử dụng tia xạ để tác động lên tế bào ung thư và ngừng sự phát triển của chúng.

Tuy nhiên, hầu hết các loại ung thư xương không phản ứng tốt với xạ trị ngoại trừ sarcoma Ewing.

Cũng có thể sử dụng xạ trị để giảm triệu chứng đau và nguy cơ gãy xương.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: ung thư xương
Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu do đâu? Các thực phẩm giúp cải thiện

Thiếu máu là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, nhưng ít người biết rõ nguyên nhân và tác hại của nó. Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, làm gián đoạn chức năng cơ quan do thiếu oxy.
Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 - Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng

Imidagi 5 là thuốc hạ huyết áp được sử dụng cho người lớn điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn và cần lưu ý khi các tác dụng phụ không mong muốn có thể gây ra khi sử dụng.
Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc – Vị thuốc quý chữa trị hở van tim, tiểu đường, viêm tiết niệu

Cây Mạch lạc, còn có các tên gọi như Cây Đuôi chuột hoặc cỏ Doi ngựa, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến ở một số khu vực của Việt Nam. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng thực tế lại rất có ích cho sức khỏe.
Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C có tác dụng gì? Thời điểm uống Vitamin C tốt nhất

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm uống Vitamin C sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết sẽ chia sẻ các "thời điểm vàng" để bổ sung Vitamin C.
Đăng ký trực tuyến