Thoát vị đĩa đệm : Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Thứ bảy, 25/11/2023 | 10:59

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường, thường làm áp lên dây thần kinh và gây ra tê liệt, đau nhức. Vậy, nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng của bệnh là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

  • Lao động, vận động quá mức hoặc tư thế không đúng, gây tổn thương cho đĩa đệm và cột sống.
  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến khi quá trình lão hóa làm mất nước cho đĩa đệm, làm cho chúng thoái hóa và dễ bị tổn thương.
  • Chấn thương ở vùng lưng.
  • Các vấn đề bẩm sinh như gù lưng, thoái hóa cột sống...
  • Yếu tố di truyền.

Ngoài ra, có những yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm như:

  • Trọng lượng cơ thể: Trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực lên đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt ở vùng thắt lưng.
  • Nghề nghiệp: Công việc đòi hỏi nhiều vận động, nâng vác nặng hoặc tư thế làm việc không đúng cũng tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ có những triệu chứng nào?

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm

  • Đau và nhức ở các vùng khác nhau: Bệnh nhân thường gặp đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, và cổ, sau đó có thể lan rộng đến vai gáy và cả tay chân. Đau có thể âm ỉ từ vài ngày đến vài tháng, hoặc cảm giác đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Triệu chứng tê bì tay chân: Đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh có thể gây tê bì, đau nhức từ vùng thắt lưng và cổ rồi dần lan rộng xuống mông, đùi, và chân. Điều này có thể gây rối loạn cảm giác và cảm giác như có "kiến bò" trong người.
  • Yếu cơ và bại liệt: Xuất hiện ở giai đoạn nặng, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động và có thể dẫn đến teo cơ, teo hai chân, và bất khả năng di chuyển, thậm chí phải sử dụng xe lăn.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu sau đây, người bệnh cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng trở nên nặng, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Són tiểu hoặc bí tiểu.
  • Mất cảm giác ở các vùng như bắp đùi trong, phía sau chân, hoặc vùng quanh hậu môn.

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

11700885284.jpeg
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tập luyện với các hoạt động thể dục phù hợp như bơi lội, đạp xe để tăng cường sự linh hoạt cho các cơ liên quan đến cột sống. Điều này có thể giúp ổn định cột sống và giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm.
  • Tránh mang vác quá nặng, không vận động quá mức hoặc duy trì tư thế không đúng.
  • Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao để tránh tạo áp lực quá lớn lên cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có điều trị được không?

Điều trị thoát vị đĩa đệm tập trung vào việc bảo tồn và hạn chế các tư thế gây đau, cũng như giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các loại thuốc như giảm đau, giãn cơ và corticoid phong bế ngoài màng cứng thường được sử dụng. Trong trường hợp không cải thiện sau vài tuần điều trị, vật lý trị liệu có thể được áp dụng.

Một số ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải qua phẫu thuật. Bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không hiệu quả sau 6 tuần, đặc biệt khi bệnh nhân gặp các triệu chứng như yếu cơ, khó di chuyển, mất kiểm soát cơ vòng.

Các phương pháp thay thế như kéo nắn xương khớp, châm cứu, mát-xa, yoga có thể được kết hợp với việc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng đau lưng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cũng cần được duy trì trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Hạn chế hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tuân theo lịch trình tập thể dục nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc đại tiện hoặc yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
  • Tránh nằm quá lâu: nghỉ ngơi sau một thời gian ngắn và thực hiện vận động nhẹ nhàng như đi lại, làm việc nhà, để tránh cảm giác cứng khớp cột sống và yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, việc tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị là cần thiết.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến