Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Thứ tư, 15/01/2025 | 09:18

Ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở, nhưng nếu ho kéo dài, bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng.

01736907833.png
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ dị vật hoặc tác nhân gây bệnh trong đường hô hấp

Một số loại thuốc ho phổ biến

Thuốc trị ho có đờm

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hiện nay thuốc trị ho có đờm thường được chia thành hai nhóm chính:

  • Thuốc ho tiêu đờm: Loại thuốc này có tác dụng làm loãng dịch tiết từ niêm mạc khí quản - phế quản và đường hô hấp trên bằng cách thay đổi cấu trúc dịch nhầy, giảm độ nhớt và đặc quánh của đờm, giúp dễ khạc ra ngoài. Một số thuốc tiêu biểu bao gồm acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon… Tuy nhiên, thuốc này có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày do làm loãng lớp nhầy bảo vệ, nên không nên tự ý sử dụng nếu đang bị viêm dạ dày tá tràng.
  • Thuốc giảm nhạy cảm thụ thể ho ngoại biên: Thuốc này giúp giảm tiết dịch, hạn chế các cơn ho. Ví dụ, các thuốc kiểm soát thụ thể đường hô hấp như Terpin, Guaiacol, hoặc thuốc giãn cơ trơn phế quản như Tiotropium, Ipratropium cũng có tác dụng trị ho có đờm.

Thuốc trị ho khan

Thuốc trị ho khan không được dùng cho người bị ho có đờm. Một số loại phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm ho ngoại biên: Giúp kiểm soát và giảm hoạt động của thụ thể nhạy cảm gây ho.
  • Thuốc giảm ho trung ương: Bao gồm Codein, Pholcodin, Dextromethorphan, Noscapine... Những thuốc này tác động lên hệ thần kinh để giảm ho, nhưng cần thận trọng vì có thể gây tác dụng phụ hoặc tình trạng lệ thuộc.
  • Thuốc kháng Histamin: Dùng để giảm tác động của phản ứng dị ứng, thích hợp cho ho kích ứng hoặc ho do dị ứng. Thuốc kháng Histamin thế hệ 2 được ưu tiên hơn vì ít gây buồn ngủ và mệt mỏi.
11736907833.jpeg
Một số loại thuốc ho phổ biến

Thuốc làm dịu cổ họng

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nhóm thuốc này chứa thành phần tự nhiên như mật ong, Glycerin… giúp làm dịu cổ họng, giảm khô rát và khó chịu. Đặc biệt, mật ong có khả năng chống viêm và giảm kích ứng, thích hợp cho người bị ho do viêm họng hoặc dị ứng.

Thuốc ho được sử dụng khi nào?

Việc sử dụng thuốc trị ho cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, tùy thuộc vào tình trạng ho cụ thể. Nếu ho khan không đờm, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm ho. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, các cơn ho thường tự thuyên giảm mà không cần dùng thuốc. Nếu triệu chứng ho ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc chất lượng cuộc sống, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc trị ho phù hợp.

Lưu ý, thuốc giảm ho không phù hợp với người mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hoặc hen phế quản, vì cần ho để tống đờm ra khỏi đường hô hấp. Do đó, nếu bạn đang hoặc từng mắc các bệnh lý đường hô hấp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị ho nào.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc ho không kê đơn

Ngoài các loại thuốc trị ho kê đơn, có nhiều thuốc trị ho không cần kê đơn mà bạn có thể sử dụng. Nếu chỉ mới chớm ho và cơn ho chưa ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể cân nhắc dùng các loại thuốc này.

Trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm hoặc làm theo chỉ dẫn của dược sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.

Thông thường, thuốc trị ho không kê đơn an toàn cho người trưởng thành và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi, không nên tự ý dùng thuốc trị ho mà chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Người bị ho nên đi khám khi nào?

Dù phần lớn cơn ho tự thuyên giảm, bạn vẫn cần theo dõi kỹ. Nếu ho kéo dài trên 5-7 ngày kèm sốt hoặc phát ban, hãy ngừng tự điều trị và đi khám ngay.

Với trẻ nhỏ, cần đặc biệt lưu ý và đưa đi khám khi có các dấu hiệu:

  • Ho kéo dài: Diễn biến nhiều ngày hoặc tuần.
  • Khó thở, thở gấp: Cần xử lý kịp thời.
  • Tiếng ho bất thường: Như ho gà, ho ông ổng, hoặc kèm nôn.
  • Thở khò khè: Cảnh báo tắc nghẽn đường thở.
  • Biểu hiện khác: Trẻ lờ đờ, bỏ ăn, ít tương tác.

Ho là phản ứng tự nhiên hoặc biểu hiện bệnh lý. Nếu ho nghiêm trọng hoặc kéo dài, không nên tự dùng thuốc mà hãy đi khám để điều trị đúng cách.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc ho
Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Những loại thuốc ho phổ biến và lưu ý quan trọng khi dùng

Ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở, nhưng nếu ho kéo dài, bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng.
Lợi ích của cây trúc đào

Lợi ích của cây trúc đào

Cây trúc đào (Nerium oleander) thuộc họ Trúc đào, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
THỰC PHẨM GIÀU LUTEIN VÀ LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA NÓ

THỰC PHẨM GIÀU LUTEIN VÀ LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA NÓ

Lutein là một carotenoid quan trọng với sức khoẻ, được biết đến như một chất dinh dưỡng vàng có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khoẻ mắt và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích của lutein mang lại cho sức khoẻ và cách dùng chi tiết.
Tổng hợp các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa thường dùng

Tổng hợp các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa thường dùng

Thuốc giảm đau là lựa chọn phổ biến của người bị đau thần kinh tọa, nhưng không phải ai cũng biết dùng đúng cách, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc này và cách sử dụng an toàn, hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến