Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc dị ứng

Thứ sáu, 04/04/2025 | 14:24

Dị ứng là tình trạng phổ biến với triệu chứng khác nhau ở mỗi người, từ phát ban, đỏ da, sưng nề, tụt huyết áp, khó thở đến nguy hiểm tính mạng. Việc sử dụng thuốc dị ứng kịp thời giúp kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu rủi ro.

01743751918.jpeg
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng kịp thời giúp kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu rủi ro

Nguyên nhân của tình trạng dị ứng và triệu chứng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn, chất độc và nấm bằng cách tiết ra chất trung gian gây viêm. Tuy nhiên, dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với tác nhân lạ như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, nhựa latex, nọc ong, thuốc, hóa chất hoặc thực phẩm (sữa, trứng, đậu phộng,...).

Triệu chứng dị ứng khác nhau tùy theo khu vực bị ảnh hưởng:

  • Viêm da cơ địa: Ngứa, sưng, nổi mụn nước, đỏ da, chảy dịch. Gãi nhiều làm tổn thương da, tăng nguy cơ viêm.
  • Dị ứng đường hô hấp: Niêm mạc sưng, tiết dịch nhiều, gây hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi (viêm mũi dị ứng) hoặc khó thở, khò khè, ho có đờm (hen suyễn).
  • Dị ứng đường tiêu hóa: Ngứa môi, sưng vòm miệng, đau bụng, tiêu chảy do phù nề niêm mạc ruột.

Trong trường hợp nặng, dị ứng có thể ảnh hưởng toàn cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các nhóm thuốc điều trị dị ứng và lưu ý khi sử dụng

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp dị ứng. Histamin là chất trung gian gây viêm, được giải phóng khi cơ thể phản ứng với tác nhân lạ. Chất này chủ yếu có ở tế bào mast trong ruột, da, phổi và các tế bào ưa kiềm.

Phân loại:

  • Thế hệ 1 (clorpheniramin, promethazin, hydroxyzin, diphenhydramin...): Ra đời từ những năm 1930, có tác dụng ngắn, dễ gây buồn ngủ, nên cần dùng nhiều lần trong ngày.
  • Thế hệ 2 (cetirizin, loratadin, fexofenadin...): Ít gây buồn ngủ hơn thế hệ 1, hiệu quả kéo dài, được sử dụng phổ biến hơn.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, khô miệng, táo bón, bí tiểu. Không dùng cho người mắc bệnh tắc nghẽn tiêu hóa/tiết niệu, Glocom, phì đại tuyến tiền liệt hoặc dị ứng với thành phần thuốc.

11743751918.jpeg
Các nhóm thuốc dị ứng phổ biến

Thuốc ức chế tế bào mast

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nhóm thuốc này giúp ngăn tế bào mast giải phóng các chất trung gian gây dị ứng (như Histamin, Serotonin). Thường được chỉ định khi thuốc kháng Histamin hoặc corticoid tại chỗ không hiệu quả.

Dạng bào chế:

  • Nhỏ mũi: Cromolyn, azelastine.
  • Đường uống: Cromolyn.
  • Nhỏ mắt: Lodoxamide, cromolyn, azelastine, nedocromil...

Tác dụng phụ: Đắng miệng, kích ứng mắt, chảy máu cam, hắt hơi. Hiếm gặp hơn là phát ban, nổi mề đay. Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng.

Thuốc kháng Leukotriene

Leukotriene là chất trung gian tham gia vào phản ứng dị ứng, gây giãn mạch, tiết dịch nhầy và co thắt phế quản. Các thuốc kháng Leukotriene như zileuton, zafirlukast, montelukast... được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, hen suyễn.

Lưu ý: Thuốc có hiệu quả kháng viêm mức trung bình, chỉ dùng cho trẻ trên 12 tuổi, giá thành cao. Tác dụng phụ thường gặp là tăng men gan.

Thuốc chống viêm (Corticoid)

Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh, giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Dạng bào chế: Xịt mũi, hít qua miệng, gel, kem, dung dịch, thuốc mỡ (dùng cho mắt, mũi, tai, da).

Tác dụng phụ:

  • Ngắn hạn: Khó ngủ, kích ứng dạ dày.
  • Dài hạn hoặc lạm dụng: Tăng huyết áp, loãng xương, tăng đường huyết, nhiễm trùng, hội chứng Cushing, suy thượng thận (nếu ngừng thuốc đột ngột).

Phương pháp phòng ngừa các bệnh dị ứng

Để giảm nguy cơ dị ứng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh nhà cửa, giặt giũ ga trải giường, chăn gối thường xuyên.
  • Sử dụng chăn gối từ sợi tổng hợp và đệm không thấm nước.
  • Dùng máy lọc không khí, lau dọn nhà thường xuyên để hạn chế bụi bẩn.
  • Tránh tiếp xúc với vật nuôi nếu dị ứng với lông thú cưng.
  • Lắp đặt máy hút ẩm, quạt thông gió ở những khu vực ẩm ướt.
  • Tránh ăn thực phẩm gây dị ứng.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc thụ động.
  • Nếu dị ứng thời tiết nghiêm trọng, có thể cân nhắc sống ở khu vực có khí hậu ổn định hơn.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa và điều trị dị ứng. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: dị ứng
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến