Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Công dụng ra sao?

Thứ ba, 25/03/2025 | 09:19

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, thường xảy ra khi giao mùa, gây nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Các loại thuốc điều trị giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

01742869481.jpeg
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến thường xảy ra khi giao mùa

Viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu gì?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều có những triệu chứng sau:

  • Ngứa mũi, hắt hơi: Người bệnh thường bị ngứa mũi, có thể lan sang mắt, họng, cổ, ống tai ngoài, kèm theo hắt hơi đột ngột, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, đôi khi gây đau đầu.
  • Nghẹt mũi: Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên do niêm mạc mũi phù nề và dịch tiết nhiều, khiến người bệnh khó chịu, phải thở bằng miệng.
  • Sổ mũi: Ban đầu, nước mũi loãng, trong suốt, không mùi. Khi bội nhiễm, dịch mũi đục, chuyển xanh hoặc vàng.
  • Mệt mỏi: Người bệnh có thể bị nhức đầu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Thuốc kháng Histamin

Histamin là chất gây ra các phản ứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt,... Thuốc kháng Histamin giúp kiểm soát những triệu chứng này.

  • Thế hệ H1: Promethazin, chlorpheniramine, diphenhydramine – hiệu quả nhưng dễ gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón.
  • Thế hệ H2: Loratadin, cetirizine, fexofenadine – ít tác dụng phụ hơn, đang dần thay thế thế hệ cũ.

Thuốc hỗ trợ thông mũi

Có tác dụng co mạch, giảm nghẹt mũi, sổ mũi. Các hoạt chất phổ biến: phenylpropanolamine, pseudoephedrin. Tuy nhiên, thuốc có thể gây hồi hộp, run tay, bí tiểu, đánh trống ngực, thậm chí tai biến mạch máu não (hiếm gặp).

Lưu ý: Chỉ dùng tối đa 7 ngày, nếu lạm dụng có thể gây viêm mũi mạn tính do thuốc.

Thuốc corticoid dạng xịt

Giúp kiểm soát viêm, giảm ngứa mũi, nghẹt mũi, mất khứu giác. Dù chủ yếu tác động tại chỗ, thuốc vẫn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc giữa chừng để tránh nhờn thuốc và biến chứng.

Thuốc corticoid dạng uống

11742869481.jpeg
Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, thuốc corticoid dạng uống hiệu quả nhanh nhưng có nguy cơ loãng xương, viêm loét dạ dày, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận nếu dùng lâu dài. Do đó, chỉ được sử dụng không quá 7 ngày theo chỉ định bác sĩ.

Thuốc vệ sinh mũi

Gồm nước muối sinh lý NaCl 0,9%, giúp làm sạch mũi, giảm khô mũi và dịu niêm mạc. An toàn cho trẻ sơ sinh, người lớn, phụ nữ mang thai. Khi dùng cho trẻ nhỏ, cần thận trọng để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

Thuốc kháng sinh

Chỉ dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn, thường thuộc nhóm Cephalosporin, Penicillin. Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình, không tự ý đổi hoặc ngừng thuốc để tránh kháng kháng sinh.

Với những trường hợp viêm mũi dị ứng nặng do bất thường về cấu trúc mũi hoặc vách ngăn, phẫu thuật có thể được xem xét như một phương pháp điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa nguy cơ viêm mũi dị ứng

Để giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh phải sử dụng thuốc, người bệnh nên chủ động phòng ngừa viêm mũi dị ứng bằng các biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như nước hoa, phấn hoa, khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá,...
  • Duy trì không gian sống và làm việc sạch sẽ, thoáng mát bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa.
  • Sử dụng máy lọc không khí hoặc máy tạo độ ẩm để giảm dị ứng và loại bỏ bụi bẩn.
  • Trước khi dùng thuốc, có thể áp dụng các phương pháp dân gian như xông mũi với thảo dược như gừng và sả để cải thiện triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng để tránh tái phát bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh để hạn chế các đợt dị ứng tái phát.
  • Nếu viêm mũi dị ứng xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Nhìn chung, viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện. Các loại thuốc điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, tuy nhiên, người bệnh không nên phụ thuộc vào thuốc mà cần chủ động phòng ngừa để hạn chế tình trạng này.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: viêm mũi dị ứng
Lợi ích của Hoa dã quỳ đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hoa dã quỳ đối với sức khoẻ

Hoa dã quỳ là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, chữa bệnh vàng da, bong gân, gãy xương, các vết bầm thâm tím, và một số bệnh ngoài da,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của thảo dược này nhé
Lời khuyên khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

Lời khuyên khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

Để thuốc giảm đau dạ dày phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc, lạm dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Lợi ích của Hương thảo đối với sức khoẻ

Hương thảo là vị thuốc lành tính được sử dụng trong các bài thuốc Đông y có hương thảo có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, phá ứ huyết, lợi mật, giảm viêm, được dùng để chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mất ngủ, đau nửa đầu,…
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DẠNG VITAMIN B6

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC DẠNG VITAMIN B6

Vitamin B6 có nhiều dạng khác nhau trong tự nhiên và sản phẩm bổ sung. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các dạng vitamin B6 giúp bạn chọn lựa nguồn bổ sung phù hợp nhất với nhu cầu sức khỏe của mình.
Đăng ký trực tuyến