Những nguyên nhân gây đau da đầu và cách điều trị hiệu quả

Thứ tư, 18/09/2024 | 09:26

Tình trạng đau da đầu khá phổ biến, nhưng thường bị xem nhẹ và bỏ qua do sự chủ quan. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng đau và khó chịu ở da đầu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hiện tượng này.

01726627001.jpeg
Đau da đầu là tình trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do chủ quan

Tìm hiểu về hiện tượng đau da đầu

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau da đầu là một hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau trên da đầu, nhưng thường gặp nhất là ở bên phải hoặc bên trái. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm: dị ứng da đầu, rụng tóc, đau đầu, hoặc xuất hiện vảy nến,...

Trong các trường hợp nặng, người bệnh có thể cảm thấy da đầu và cổ căng, đau ê ẩm. Da đầu trở nên rất nhạy cảm, chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể gây khó chịu, và cơn đau có thể lan ra khắp đầu. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi người bệnh đang căng thẳng hoặc lo âu.

Khi bị đau da đầu, tâm trạng người bệnh thường thay đổi, dễ cáu gắt, mệt mỏi, và chán ăn. Nếu tình trạng đau kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần theo dõi cẩn thận và đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân nào gây ra đau da đầu?

Do đau đầu căng cơ

Đau da đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do căng cơ đầu. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới, chiếm từ 60 - 90%. Những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng hoặc làm việc trong môi trường áp lực như dân văn phòng, thợ may, hay thợ sơn có nguy cơ cao mắc phải. Ngoài ra, việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều tyramine cũng có thể góp phần gây ra đau đầu căng cơ.

Cơn đau có thể kéo dài từ 15 ngày đến vài tháng, bao gồm đau mạn tính hoặc từng cơn. Triệu chứng điển hình là đau da đầu, lan ra vùng chẩm và cổ. Căng thẳng, lo âu hoặc tiếng ồn lớn có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Do viêm chân tóc

11726627001.jpeg
Đau da đầu thường gặp ở người bị viêm chân tóc

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, đau da đầu thường gặp ở những người bị viêm chân tóc, đặc biệt là ở những người có da đầu dầu. Viêm chân tóc thường do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) hoặc các loại vi nấm gây ra. Chăm sóc tóc không đúng cách, như không gội đầu thường xuyên, có thể dẫn đến bít tắc chân tóc và rụng tóc. Ngược lại, gội đầu quá nhiều lần làm mất cân bằng độ ẩm, gây khô tóc và gãy rụng.

Thói quen gãi mạnh da đầu cũng gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm chân tóc và đau da đầu. Ô nhiễm môi trường, khói bụi, và nguồn nước bẩn cũng làm tăng nguy cơ viêm chân tóc, gây đau và ngứa da đầu.

Các nguyên nhân khác gây đau da đầu

Bên cạnh hai nguyên nhân chính, đau da đầu còn có thể bắt nguồn từ nấm da đầu, mụn, hoặc các bệnh lý như zona và sởi gây viêm loét. Thói quen buộc tóc quá chặt hoặc đội mũ bảo hiểm quá kín cũng có thể dẫn đến đau da đầu. Ngoài ra, các chấn thương phần mềm ở khu vực này cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cảm giác đau nhức.

Biện pháp xử lý đau da đầu

Giải pháp cho tình trạng đau da đầu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trước hết, cần theo dõi và điều chỉnh thói quen chăm sóc tóc cho phù hợp. Nếu tình trạng kéo dài, cần đi khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó bác sĩ sẽ xác định liệu cơn đau có liên quan đến căng cơ đầu, viêm chân tóc, zona, sởi,... và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Với người bị viêm chân tóc, nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, an toàn cho da đầu nhạy cảm, ưu tiên các sản phẩm có độ pH cân bằng, không gây bết dính hay tắc chân tóc. Trong trường hợp viêm da đầu, hạn chế sử dụng hóa chất hoặc nhuộm tóc là điều cần thiết.

Như đã đề cập, căng thẳng là một yếu tố góp phần gây đau da đầu, vì vậy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái là rất quan trọng. Sau giờ làm việc, hãy dành thời gian thư giãn với gia đình và bạn bè hoặc tham gia các hoạt động giải trí. Việc tập thể thao đều đặn và ngủ đủ giấc cũng góp phần cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác đau da đầu.

Về dinh dưỡng, nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, B3, C, cùng các khoáng chất như kẽm, sắt. Ngoài ra, thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, hải sản, và sữa cũng rất cần thiết cho sức khỏe.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau da đầu
Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến