Nuốt nước bọt đau họng nên uống thuốc gì để mau khỏi?

Thứ năm, 20/03/2025 | 09:09

Đau họng khi nuốt nước bọt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy khi bị đau họng lúc nuốt nước bọt, nên dùng thuốc gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng này?

01742437144.jpeg
Nuốt nước bọt đau họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Vì sao đau họng khi nuốt nước bọt?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nuốt là quá trình phối hợp giữa các nhóm cơ ở khoang miệng, hầu họng và thực quản nhằm đưa thức ăn, nước uống vào dạ dày. Khi nuốt nước bọt mà không có thức ăn, niêm mạc họng sẽ cọ xát nhẹ. Điều này thường không gây khó chịu nếu niêm mạc khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu niêm mạc họng, miệng hoặc thực quản bị viêm loét hay tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt, trong đó phổ biến là:

  • Viêm họng cấp do virus hoặc vi khuẩn.
  • Viêm thanh thiệt.
  • Nhiễm nấm.
  • Viêm thực quản.
  • Tổn thương niêm mạc họng do thức ăn cứng, cay nóng hoặc dị vật như xương cá.
  • Dị ứng.
  • Nghẹt mũi, phải thở bằng miệng gây khô và đau họng.
  • Viêm mũi xoang mạn tính.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản, khiến axit và men tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc họng.
  • Sử dụng giọng nói quá mức, la hét nhiều.
  • Loét niêm mạc do nhiệt miệng.
  • Môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, không khí khô hanh.
  • Hậu phẫu thuật vùng họng như cắt amidan, nạo VA, phẫu thuật xoang, đặt nội khí quản.
  • Một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư hạ họng, ung thư amidan, thực quản, thanh quản,...

Nếu tình trạng đau họng kéo dài kèm theo khàn tiếng trên 2 tuần, khó nuốt, ho ra máu, thở khò khè, sưng hạch cổ hoặc đau tái phát thường xuyên, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Nuốt nước bọt đau họng nên uống thuốc gì?

Như đã đề cập, đau họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân cụ thể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy đau họng khi nuốt nước bọt nên dùng thuốc gì để nhanh khỏi?

Trường hợp đau họng nhẹ

Người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản sau để giảm triệu chứng:

  • Thuốc ngậm, thuốc xịt sát khuẩn họng, dung dịch súc họng không kê đơn giúp làm dịu cơn đau và sát khuẩn vùng họng.
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để làm sạch và giảm viêm họng.

Trường hợp đau họng nghiêm trọng

11742437144.jpeg
Các loại thuốc điều trị nuốt nước bọt đau họng

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nếu đau họng kéo dài hoặc có biểu hiện nặng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, giảm phù nề giúp giảm triệu chứng.
  • Thuốc kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn), thuốc kháng virus hoặc kháng nấm tùy theo tác nhân gây bệnh.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn.

Điều trị nuốt nước bọt đau họng tại nhà như thế nào?

Nếu tình trạng nuốt nước bọt đau họng ở mức độ nhẹ và không do bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau họng tại nhà như sau:

Phương pháp hỗ trợ giảm đau họng tại nhà

  • Kẹo ngậm giảm đau không kê đơn: Viên ngậm chứa tinh dầu bạc hà giúp làm dịu cổ họng và giảm đau hiệu quả.
  • Mật ong: Pha trà ấm với một ít mật ong có thể giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau họng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng sưng tấy.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí ẩm giúp giảm kích ứng cổ họng và cải thiện tình trạng đau họng.
  • Tắm hơi: Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể tắm hơi để giúp thư giãn và giảm sưng viêm cổ họng.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa viêm họng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau củ giàu vitamin và chất xơ để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh rượu bia, thuốc lá và chất kích thích vì các chất độc hại có thể khiến tình trạng đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số phương pháp giúp giảm đau họng khi nuốt nước bọt. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: đau họng
Công dụng của Xuyên khung đối với khoẻ

Công dụng của Xuyên khung đối với khoẻ

Xuyên khung là vị thuốc được sử dụng trong Đông y với công dụng trị huyết áp cao, nhức đầu, phong thấp, hoa mắt, cảm mạo và nhức mỏi,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của dược liệu này nhé.!
Tìm hiểu về Histamine và các nhóm thuốc kháng Histamine phổ biến

Tìm hiểu về Histamine và các nhóm thuốc kháng Histamine phổ biến

Histamine liên quan mật thiết đến phản ứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân kích thích. Khi Histamine được giải phóng với số lượng lớn, các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi có thể xuất hiện. Khi đó, bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamine.
Công dụng của Niệt gió đối với sức khoẻ

Công dụng của Niệt gió đối với sức khoẻ

Niệt gió là một vị thuốc quý được sử dụng trong đông y có tác dụng giải độc, chữa mụn nhọt, sưng đau, giun sán, viêm tuyến nước bọt, viêm phổi, phong thấp, đau nhức xương,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của dược liệu này nhé.!
Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách có ảnh hưởng đến thận không?

Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách có ảnh hưởng đến thận không?

Thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe, nhưng dùng sai cách có thể ảnh hưởng đến thận. Vậy uống thực phẩm chức năng có hại thận không? Cùng tìm hiểu để tránh rủi ro cho sức khỏe!
Đăng ký trực tuyến