Olesom S: Tác dụng, cách sử dụng và điểm cần lưu ý

Chủ nhật, 13/08/2023 | 14:31

Thuốc Olesom S là thuốc gì? Thuốc được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý như thế nào? Cách dùng ra sao và những điều gì cần phải lưu ý xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu và phân tích Olesom S qua bài viết dưới đây!

01691913311.jpeg

Siro trị Olesom S

Tên thành phần hoạt chất: salbutamol, ambroxol.

Thuốc Olesom S là thuốc gì?

Theo các Dược sĩ Nhà thuốc cho biết, Olesom S được bào chế dưới dạng siro chứa hoạt chất salbutamol 1 mg, ambroxol 15 mg. Trong đó:

  • Ambroxol là một chất chuyển hóa bromhexin có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy.
  • Salbutamol có thể tác động lên cơ trơn và cơ xương, giúp làm giãn phế quản, giãn nở tử cung và chống run.

Về tổng thể, thuốc thuộc nhóm thuốc có tác dụng lên đường hô hấp.

Công dụng của thuốc Olesom S

Olesom S được chỉ định trong trường hợp điều trị ho có đờm liên quan đến co thắt phế quản như:

  • Viêm phế quản.
  • Hen phế quản.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Khí thũng.
  • Nút nhày.
  • Khó khạc đờm.

Thuốc chỉ bán theo đơn và chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp không nên dùng Olesom S

Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với ambroxol, salbutamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân bệnh tim nặng

Hướng dẫn dùng thuốc Olesom S

1. Liều dùng

Olesom S là thuốc được chỉ định theo đơn của bác sĩ. Liều lượng cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và triệu chứng bệnh của từng bệnh nhân. Tùy theo từng đối tượng sử dụng mà liều dùng của thuốc sẽ khác nhau.

*Lưu ý, liều trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, bạn không được tự ý dùng mà phải tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn.

Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 2,5 – 5 ml/lần x 3 – 4 lần/ngày.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 5 ml/lần x 3 – 4 lần/ngày.

Người lớn: 5 – 20 ml/lần x 3 – 4 lần/ngày.

2. Cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng siro, dùng đường uống. Bạn nên uống thuốc sau ăn để thuốc hấp thu tốt hơn và tránh cảm giác chán ăn do thuốc có lượng đường tuơng đối cao.

Bạn cũng không nên uống thuốc trước lúc ngủ do lượng đường lưu lại có thể phá hỏng răng của bạn. Nếu có uống thuốc vào buổi tối, bạn nên đánh răng trước khi ngủ nhé!

Tác dụng phụ của thuốc Olesom S

11691913311.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tác dụng phụ hiếm khi xảy ra trên đường tiêu hóa, có thể kể tới là đầy bụng, đau vùng thượng vị.

Tần suất của các phản ứng không mong muốn này dường như giảm bớt khi ngừng điều trị. Các phản ứng khác thường được báo cáo bao gồm tăng nhịp tim, đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ngủ gà, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi và chuột rút.

Các phản ứng nàỵ thường thoáng qua và không đòi hỏi điều trị. Với ambroxol, các phản ứng phụ trên dạ dày ruột có thể hiếm khi xuất hiện và có thể xảy ra tăng thoáng qua nồng độ aminotransferase huyết thanh.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc khi dùng Olesom S

Bạn không nên sử dụng thuốc đồng thời với:

Các thuốc kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycycline)

Các thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm đường uống khác do có thể dẫn đến những tác động có hại cho hệ tim mạch

Các thuốc ức chế monoamine oxydase hoặc các thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Các thuốc chẹn beta-adrenergic không chọn lọc như propanolol

Lưu ý khi dùng thuốc Olesom S

Một vài lưu ý khi dùng thuốc như:

Ambroxol phải được sử dụng thận trọng cho các bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng hoặc bệnh nhân bị co giật, bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận

Cần thận trọng khi sử dụng salbutamol cho các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy cơ tim.

Salbutamol có gây hoặc làm trầm trọng thêm bệnh loạn nhịp tim bởi tác dụng điều nhịp trực tiếp trên tim hoặc do gây giảm kali huyết. Do đó, salbutamol phải được sử dụng thận trọng cho các bệnh nhân được biết bị loạn nhịp tim và các bệnh nhân đang sử dụng các digitalis hoặc các thuốc lợi tiểu, bệnh nhân cường tuyến giáp, đái tháo đường.

Những đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc Olesom S

1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Salbutamol qua được nhau thai. Tính an toàn của salbutamol khi sừ dụng cho phụ nữ mang thai chưa được thiết lập, do đó không sử dụng thuôc cho phụ nữ mang thai trừ phi lợi ích của việc điều trị lớn hơn khả năng gây hại cho thai nhi.

Không biết ambroxol và salbutamol có bài tiết vào sữa mẹ hay không và không biết thuốc có gây hại cho trẻ bú mẹ không. Do đó không sử dụng thuốc cho phụ nữ nuôi con bú trừ phi lợi ích của việc điều trị lớn hơn khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ.

Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

2. Người lái tàu xe hay vận hành máy móc

Bạn chỉ nên lái xe và vận hành máy móc khi biết chắc chắn thuốc không gây các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Xử lý khi dùng quá liều thuốc Olesom S

Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, họng đỏ, đau dạ dày hoặc bụng, tụt huyết áp.

Khi gặp phải các dấu hiệu liệt kê ở trên, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Xử lý khi quên một liều thuốc Olesom S

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Cách bảo quản thuốc Olesom S

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Qua bài viết này, tổng hợp tin tức y tế đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi về thuốc Olesom S. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!

Từ khóa: Olesom S
Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol - Thuốc hạ sốt, giảm đau và những lưu ý khi sử dụng

Fencedol là thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, trật khớp, đau do chấn thương, căng cơ quá mức, đau lưng, gãy xương, đau sau giải phẫu, đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Rụng tóc uống vitamin gì? Lời khuyên và những điều cần lưu ý

Rụng tóc uống vitamin gì? Lời khuyên và những điều cần lưu ý

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng thiếu hụt là một nguyên nhân quan trọng. Vậy khi bị rụng tóc, nên uống vitamin gì và cần chú ý những gì để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn?
Lợi ích từ muối hồng himalaya

Lợi ích từ muối hồng himalaya

Muối hồng Himalaya mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đã trở thành một xu hướng phổ biến trong chế độ ăn uống và phong cách sống lành mạnh.
Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đăng ký trực tuyến